Dược Lý: HORMON TUYẾN GIÁP

2.4K 0 0
                                    

Tuyến giáp sản xuất 2 loại hormon khác nhau:

- Thyroxin và triiodothyronin có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của cơ thể và chuyển hóa năng lượng.

- Calcitonin (thyrocalcitonin) là hormon điều hòa chuyển hóa calci và phospho.

1.1.Thyroxin và triiodothy ronin (T4 và T3)

1.1.1. Tác dụng sinh lý

- Điều hòa phát triển cơ thể: kiểm tra hầu hết các quá trình tổng hợp protein và sự phát triển của hệ thần kinh. Rất nhiều enzym chuyển hóa lipid, protid và glucid chịu ảnh hưởng của thyroxin. Thiếu thyroxin thì enzym giả m hoạt động.

- Làm tăng quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là chuyển hóa của các tổ chức tim, gan, thận. Có vai trò quan trọng trong tạo nhiệt và điều hoà thân nhiệt của động vật đẳng nhiệt.

Khi chức phận tuyến giáp kém thì gây phù niêm dịch, chuyển hóa cơ sở giảm, thân nhiệt hạ, rụng tóc, mạch chậm, ruột giảm nhu động, kém ăn, sức khoẻ và trí khôn giảm (ở trẻ em, gọi là chứng đần độn). Ngoài các triệu chứng trên, trẻ chậm lớn, tuyến giáp to ra vì tuyến yên vẫn bài tiết thêm các chất kích thích tuyến giáp. Trong tuyến đầy chất dạng keo, nhưng rất kém về số lượng hormon. Ở vài vùng núi, nước uống ít iod cũng gây bướu cổ địa phương. Bình thường mỗi ngày ta cần 0,075 g iod.

Khi cường tuyến thì gây Basedow: bướu cổ, mắt lồi, tay run, mạch nhanh, cholester ol- máu giảm, chuyển hóa cơ sở tăng (vượt trên 20%). Thyroxin máu tăng, nhưng vì có rối loạn tiền yên- giáp, nên tuyến giáp vẫn to ra (cũng có trường hợp không to).

Tế bào tuyến có thyreoglobulin, khi bị thuỷ phân sẽ cho thyroxin (3,5 diiodothyrozin - T4) và 3, 5, 3' triiodotyronin (T 3). Tỷ lệ T4/ T3 trong thyreoglobulin là 5/1, nghĩa là phần lớn hormon được giải phóng là thyroxin, còn phần lớn T 3 tuần hoàn trong máu lại là từ chuyển hóa ngoại biên của T 4. Tác dụng của T 3 mạnh hơn T4 3- 4 lần. trong huyết tư ơng,

T3 và T4 gắn vào thyroxin - binding globulin (TBG), dạng tự do của T 4 chỉ bằng khoảng 0,04% tổng lượng và T 3 là khoảng 0,4%.

Sự khử iod của T 4 có thể xảy ra ở vòng trong, tạo ra 3, 3', 5' triodotyronin, được gọi là T 3 ngược (reverse T3 hoặc r T3), không có hoạt tính. Thuộc chẹn õ, corticoid, đói lâu ngày, ức chế enzym chuyển T 4 thành T3, làm giảm lượng T 3 và làm tăng r T 3 trong huyết tương.

Hormon TSH điều hòa sự thuỷ phân thyreoglobulin và sự nhập iod vào tuyến giáp. Ngược lại đậm độ thyroxyn và 3, 5, 3' triod tironin trong huyế t tương điều hòa sự tiết TSH.

Trong huyết tương, có một gama globulin tổng hợp trong lympho tác động cũng tương tự như TSH, nhưng thời gian lâu hơn, đó là yếu tố L.A.T.S. (long - acting thyroid stimulator).

1.1.2. Chỉ định và chế phẩm

Hai chỉ định chính là suy tuyến giáp (hay myxoedème) và bướu cổ địa phương.

- Thyreoidin; bột tuyến giáp khô của động vật (có 0,17 - 0,23% iod), uống 0,1 - 0,2g mỗi lần, mỗi ngày uống 2 - 3 lần. Liều tối đa một lần 0,3g, một ngày 1,0g.

- Thyroxin: viên 0,1 mg; dung dịch uống 1 giọ t = 5 μg. Uống liều đầu 0,1 mg. Sau tăng dần từng 0,025 mg.

- Kali iodid: trộn 1 mg vào 100 g muối ăn thường gọi là muối iod để dự phòng bướu cổ địa phương.

- Levothyroxin (Levothyrox, Thyrax, Berithyrox) viên nén 25 - 50- 100- 150 μg.

Là chế phẩm tổng hợp có nhiều ưu điểm nên là thuốc được chọn lựa trong điều trị: thuốc

có tính ổn định cao, thuần nhất, không có protein ngoại lai nên không gây dị ứng, dễ xác định nồng độ trong huyết tương, thời gian bán thải dài (7 ngày), giá thành hạ.

Liều lượng: đi từ liề u thấp, tăng dần từng 25 μg tuỳ theo tình trạng bệnh và tuổi bệnh nhân.

1.2. Calcitonin

1.2.1. Tác dụng sinh lý

Là hormon làm hạ calci máu, có tác dụng ngược với hormon cận giáp trạng, do "tế bào C" của tuyến giáp bài tiết. Là một chuỗi đa peptid hoặc gồm 32 acid amin có trọng lượng phân tử là 3600. Tác dụng chính ở ba nơi:

- Xương: ức chế tiêu xương bằng ức chế hoạt tính của các huỷ cốt bào (ostéoclaste), đồng thời làm tăng tạo xương do kích thích tạo cốt bào (ostéoblaste).

- Thận: gây tăng thải trừ calci và phosphat qua nước tiểu do tác dụng trực tiếp. Tuy nhiên, do ức chế tiêu xương nên calcitonin làm giảm bài tiết Ca 2+, Mg2+ và hydroxyprolin qua nước tiểu.

- Ống tiêu hóa: làm tăng hấp thu calci

Tóm lại, calcitonin như một hormon dự trữ, hormon tiết kiệm calci vì nó làm ngừng sự huỷ xương và làm tăng hấp thu calci qua tiêu hóa.

1.2.2. Chỉ định

- Calcitonin có tác dụng làm hạ calci - máu và phosphat - máu trong các trường hợp cường cận giáp trạng, tăng calci máu không rõ nguyên nhân ở trẻ em, nhiễm độc vitamin D, di căn ung thư gây tiêu xương, bệnh Paget (cả đồng hóa và dị hóa của xương đều tăng rất mạnh).

- Các bệnh loãng xương: sau mãn kinh, tuổi cao, dùng corticoid kéo dài.

- Ngoài ra, calcitonin còn có tác dụng giảm đau xương, được dùng trong các di căn ung thư.

1.2.3. Tác dụng không mong muốn

- Triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng

- Triệu chứng về mạch máu: nóng mặt, đỏ mặt, nóng chi và có cảm giác kiến bò.

- Thận: đi tiểu nhiều lần, đa niệu

1.2.4. Chế phẩm

- Calcitonin: 100 UI/ ngày đầu, sau giảm xuống 50 UI mỗi tuần 3 lần.

- Calcitonin của cá hồi (salmon): Miacalcic

Ống 1 mL chứa 50 UI - chai xịt định liều 50 và 200 UI.

Tiêm dưới da hoặc xịt vào mũi 50 - 100 UI mỗi ngày hoặc cách ngày.

Calcitonin của cá hồi mạnh hơn calcitonin của người và lợn từ 10 - 40 lần và tác dụng lâu hơn 10 lần.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Nov 04, 2009 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Dược Lý: HORMON TUYẾN GIÁPWhere stories live. Discover now