Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Start from the beginning
                                    

Sau đó, tháng 9 năm 1959, tại Hội nghị của Quân uỷ trung ương, chủ tịch Mao Trạch Đông lại nói:

"Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta"

Ngay từ khi thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tháng 10 năm 1949, những người cầm quyền ở Bắc Kinh đã bắt tay đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu chiến lược của họ. Mặc dầu nền kinh tế của Trung Quốc còn lạc hậu, từ cuối những năm 1950 họ đã ra sức xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược và hiện nay đang đẩy mạnh việc thực hiện "hiện đại hoá" về quân sự, về sản xuất và tích trữ vũ khí hạt nhân. Trong lĩnh vực kinh tế, điều giống nhau giữa "đại nhảy vọt" năm 1958 và "bốn hiện đại hoá" mới nêu ra vài ba năm nay là cả hai kế hoạch đó đều nhằm mục tiêu chiến lược bành trướng và bá quyền của những người lãnh đạo Trung Quốc.

1- VIỆT NAM TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA TRUNG QUỐC

Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếucần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.

Bước vào những năm 1950, khi bắt đầu công cuộc xây dựng lại hòng đưa nước Trung Hoa nhanh chóng trở thành cường quốc trên thế giới, những người lãnh đạo Trung Quốc phải đối phó với cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Triều Tiên ở phía bắc và mối nguy cơ đe doạ an ninh của Trung Quốc ở phía nam do cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam gây ra. Đồng thời đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ và tên sen đầm quốc tế, thi hành một chính sách thù địch đối với Trung Quốc và đang ra sức tiến hành kế hoạch bao vây, cô lập Trung Quốc.

Cuộc kháng chiến thắng lợi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia chống thực dân Pháp đã đưa đến Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Pháp lo sợ thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Việt Nam sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Trung Quốc là nước cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam vào cuối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để đứng ra làm người thương lượng chủ yếu đối với đế quốc Pháp, câu kết với chúng và cùng nhau thoả hiệp về một giải pháp có lợi cho Trung Quốc và Pháp, không có lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia. Họ đã hy sinh lợi ích của nhân dân ba nước ở Đông Dương để bảo đảm an ninh cho Trung Quốc ở phía nam, để thực hiện mưu đồ nắm Việt Nam và Đông Dương, đồng thời để có vai trò là một nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu Á. Trong Hội nghị Giơnevơ năm 1954 mà phần đầu dành cho vấn đề Triều Tiên, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên xuất hiện ngang hàng với bốn cường quốc uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Đó là một cơ hội tốt cho những người lãnh đạo Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng của mình ở khu vực châu Á và châu Phi. Đồng thời, họ tìm cách bắt tay với đế quốc Mỹ qua các cuộc thương lượng trực tiếp bắt đầu Giơnevơ, về sau chuyển sang Vacsava.

Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Việt Nam, nhằm biến miền nam Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới và một căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông nam châu Á. Những người cầm quyền ở Bắc Kinh muốn duy trì lâu dài tình trạng Việt Nam bị chia cắt. Nhưng nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống Mỹ cứu nước và ngày càng giành được nhiều thắng lợi.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Oct 29, 2009 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung QuốcWhere stories live. Discover now