13 cau de cuong triet

Bắt đầu từ đầu
                                    

Vật chất tồn tại không huyền bí mà nó là "thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh". Điều này khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới vật chất, chỉ có những điều chưa biết chứ không thể có những điều không biết.

b. Ý nghĩa phương pháp luận

Định nghĩa này đã bao quát cả 2 mặt của vấn đề cơ bản của TH, thể hiện rõ lập trường DV biện chứng. Lenin đã giải đáp toàn bộ vấn đề cơ bản của triết học đứng trên lập trường của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

- Coi vật chất là có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức, ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Con người có khả năng nhận thức thế giới.

- Định nghĩa này bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất. (Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức).

- Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất của CNDV trước Mac (quan niệm vật chất về các vật thể cụ thể, về nguyên tử, không thấy vật chất trong đời sống xã hội là tồn tại).

- Định nghĩa vật chất của Lê Nin bác bỏ quan điểm của CNDV tầm thường về vật chất (coi ý thức cũng là 1 dạng vật chất)

- Định nghĩa này bác bỏ thuyết không thể biết.

- Định nghĩa này đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành một thể thống nhất. (vật chất trong TN, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan).

- Mở đường cổ vũ cho KH đi sâu khám phá ra những kết cấu phức tạp hơn của thế giới vật chất

(Định nghĩa này không quy vật chất về vật thể cụ thể, vì thế sẽ tạo ra kẻ hở cho CNDT tấn công, cũng không thể quy vật chất vào 1 khái niệm nào rộng hơn để định nghĩa nó, vì không có khái niệm nào rộng hơn khái niệm vật chất. Vì thế chỉ định nghĩa nó bằng cách đối lập nó với ý thức để định nghĩa vạch rõ tính thứ nhất và tính thứ 2, cái có trước và cái có sau).

2. Trình bày nguồn gốc ( tự nhiên và xã hội) của ý thức, bản chất của ý thức.

2.1. Nguồn gốc của ý thức

a. Nguồn gốc tự nhiên :

Phản ánh là thuộc tính chung của vật chất

Phản ánh là năng lực 1 hệ thống vật chất này tái hiện những đặc điểm, thuộc tính của hệ thống vật chất khác khi chúng tác động lẫn nhau.

Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, cùng với sự phát triển của các hình thức vận động, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển. Hình thức vật chất có trình độ tổ chức càng cao, càng phức tạp thì năng lực phản ánh cũng càng cao.

Trong thế giới vô sinh: phản ánh thể hiện ở những biến đổi cơ lý hóa biến dạng, phân hủy.

Trong thế giới hữu cơ, phản ánh phát triển từ thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 23, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

13 cau de cuong trietNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ