Câu 6: Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ

26K 17 11
                                    

Câu 6: Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001.

a.Các quyền cơ bản của công dân:

Nhóm quyền dân chủ về chính trị bao gồm:

Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội: tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân; quyền bầu cử, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật; quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.

Nhóm quyền dân chủ về kinh tế, văn hóa, xã hội bao gồm:

Quyền lao động; quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; quyền học tập; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác; quyền thừa kế; quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền được xây dựng nhà ở; quyền bình đẳng nam nữ; quyền được bảo hộ về hôn nhân và gia đình; quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe; quyền được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập; quyền được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ...

Nhóm các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân bao gồm:

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; quyền được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật, quyền tự do đi lại và cư trú trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

b- Tính chất của các quyền công dân dược ghi nhận trong Hiến pháp:

-Tính đầy đủ: Mọi công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có các quyền, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

-Tính rộng rãi và công bằng: Mọi công dân không phân biệt về trình độ chính trị, kinh tế, văn hóa, giới tính... đều được hưởng các quyền cơ bản mà Hiến pháp quy định. Việc thực hiện các quyền này dựa trên nguyên tắc "mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật" (Điều 52). Tuân thủ nguyên tắc này trong thực hiện quyền của mỗi công dân là bảo đảm công bằng xã hội, bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh.

- Tính hiện thực và phát triển: Hiến pháp năm 1946 có 18 điều quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, khẳng định vị trí làm chủ của nhân dân ta sau khi thoát khỏi cảnh nô lệ. Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 với 21 điều và Hiến pháp năm 1980 với 29 điều tiếp tục khẳng định và phát triển chế độ định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nước ta.

Đến Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nước ta đã được ghi nhận trong 34 điểu. Như vậy, về số lượng các quyền cơ bản của công dân ngày càng phát triển phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam. Nội dung của các quyền ghi nhận trong Hiến pháp cũng ngày càng phong phú và hoàn thiện.

c. Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

Các nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp bao gồm: nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng; nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

d.Tính chất của nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp

Các nghĩa vụ của công dân thể hiện những tính chất sau:

-Tính thống nhất giữa nghĩa vụ và quyền lợi: Tính chất này được thể hiện ở Điều 51, Hiến pháp năm 1992: "Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Nhà nước bảo đảm các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội". Quy định này cho thấy, mỗi công dân được hưởng quyền thì đồng thời cũng phải làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để Nhà nước bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền công dân.

- Tính thống nhất giữa nghĩa vụ và đạo đức xã hội chủ nghĩa:

Pháp luật xã hội chủ nghĩa về cơ bản có nhiều điểm thống nhất với đạo đức xã hội chủ nghĩa, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và con người Việt Nam, với những thuần phong, mỹ tục của dân tộc ta từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Thể hiện niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân khi làm nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Thực tế cho thấy, trong đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, nhân dân ta không tiếc xương máu, của cải để làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc, đề đánh thắng giặc ngoại xâm, giành quyền làm chủ của công dân một nước độc lập, giành lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc. Đó chính là niềm vinh dự, tự hào của mỗi công dân khi làm nghĩa vụ đối với Tổ quốc, góp phân tạo nên những thành quả to lớn của cách mạng nước ta.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Oct 15, 2009 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Câu 6: Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân quy định trong Hiến pháp 1992 được sửa đổi bổWhere stories live. Discover now