Phap Xam luoc Viet Nam

927 1 0
                                    

PHÁP XÂM LƯỢC VÀ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ CAI TRỊ THỰC DÂN

Ở VIỆT NAM (1858 - 1896)

I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

1. Âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp

Bước vào thế kỷ thứ XIX, với sự phát triển mạnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đem đến những thay đổi to lớn cho các nước Phương Tây, mà trước tiên là trên lĩnh vực kinh tế. Cuộc cách mạng này đã nhanh chóng cổ vũ và khuyến khích cho sự tăng tốc của những nền kinh tế tư bản. Và cũng từ đây, làn sóng xâm lược đến các nước Phương Đông vốn đã trỗi dậy từ cuối thế kỷ thứ XV càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhu cầu tìm nguồn nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ của các nước tư bản phương Tây là nguyên nhân khiến cho hàng loạt các nước ở vùng Đông và Nam châu Á đều bị các nước tư bản Phương Tây xâm lược. Ở Trung Quốc, chiến tranh Nha phiến (1839-1842) với nước Anh đã mở màn cho hàng hoạt các nước đế quốc khác như Pháp, Hà Lan… theo chân vào xâm lược Trung Quốc.

Trên thực tế, ở những thập niên đầu thế kỷ XIX, ý đồ can thiệp, xâm lược của các nước tư bản thực dân phương Tây đã trở thành nguy cơ chung của hàng loạt nước phương Đông và các nước khu vực Đông Nam Á nói riêng.

Bấy giờ thực dân Anh đã chú ý sử dụng Xiêm vào kế hoạch xâm lược. Năm 1822, Anh ký hiệp ước thông thương với Xiêm. Hai năm sau (1824), Anh tấn công Miến Điện và xúi giục vua Xiêm đánh vào biên giới Miến - Xiêm, tạo thuận lợi cho Anh tấn công Miến Điện. Năm 1827, Anh lại ký một hiệp ước buộc Xiêm phải cho người Anh đến buôn bán tự do ở một số bang. Ngót 80 năm sau, Anh chiếm luôn những bang này của Xiêm và sáp nhập vào Mã Lai.

Đối với Mã Lai, từ đầu thế kỷ XIX, Công ty Đông-Ấn của Anh đã chiếm dần những cứ điểm quan trọng trên bán đảo này nhằm giành ưu thế thương mại và quân sự ở Viễn Đông. Năm 1819, công ty này giành được ưu thế chiếm đóng Singapore có vị trí chiến lược trọng yếu trên đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Năm 1824, Anh mua toàn bộ Singapore với giá 6 vạn đồng Tây Ban Nha và liên tiếp vừa mua vừa chiếm nhiều vùng khác (Pénang, Kuala-Lumpur…). Đồng thời, Anh thương lượng với Hà Lan đổi nhượng Malacca, một trung tâm kinh tế chính trị quan trọng của Mã Lai. Năm 1826, thực dân Anh gộp Singapore, Pénang, Wellesley thành một khối, gọi là “Đất thực dân eo biển”, dưới quyền quản trị của Công ty Đông-Ấn, đặt thủ phủ tại Kuala-Lumpur.

Cho đến đầu thế kỷ XIX Miến Điện là một nước quân chủ mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng từ cuối thế kỷ XVIII, sau khi nắm được Ấn Độ, Công ty Đông-Ấn của Anh bành trướng sang vùng Bengale tiếp giáp Miến Điện. Đặt xong một số thương điếm ở gần thủ đô Rangoun (Miến Điện), năm 1792 thực dân Anh yêu cầu triều đình Miến Điện chấp nhận Công ty Đông-Ấn hưởng đặc quyền buôn bán và đặt cơ quan thường trú. Bị vua Miến Điện khước từ, thực dân Anh quyết định thực hiện yêu sách trên bằng vũ lực vào đầu thế kỷ XIX.

Hai nước láng giềng sát cạnh Việt Nam là Campuchia và Lào cũng chịu chung thử thách như các nước khác trong khu vực. Bước sang thế kỷ XIX, kẻ thù đáng gờm nhất của Campuchia là triều đình Xiêm. Thực hiện ý đồ bành trướng và nô dịch Miên, vua Xiêm gây ra nhiều cuộc đảo chính ở Campuchia, đem quân sang chiếm đóng Ou-Dong, Phnom-Pênh và cử quan chức sang kiểm soát nội trị, ngoại giao, tiếp tục khống chế Campuchia cho đến khi thực dân Pháp bắt đầu kế hoạch xâm lược nước này vào giữa thế kỷ XIX đồng thời với việc lần lượt đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ của Việt Nam.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jul 18, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phap Xam luoc Viet NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ