Đông Chu liệt quốc

5.5K 20 1
                                    

ĐÔNG CHU LIÊT QUỐC.

LỜI TỰA

Tiểu thuyết trường thiên của Trung Hoa xuất hiện ở đầu đời nhà Minh, với bộ "Tam Quốc diễn nghĩa", rồi đến bộ "Thuỷ Hử truyện", rồi đến bộ "Tây Du Ký". Đến năm Gia Tĩnh thì xuất hiện bộ "Liệt quốc chí truyện" của Dư Thiệu Ngư gồm 8 quyển, 226 tiết, bắt đầu từ khi vua Trụ (nhà Thương) lấy Đát Kỷ, đến khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa.

Sau đó vào cuối đời Minh, Phùng Mộng Long cải bộ "Liệt quốc chí truyện", đổi tên là "Tân liệt quốc chí", dài 108 hồi, bắt đầu từ đời Tuyên vương nhà Chu, cho đến đời Tần Thủy Hoàng.

Vào khoảng đời Kiến Long nhà Thanh xuất hiện bộ "Đông Chu liệt quốc chí". Bản này dựa vào bản "Tân liệt quốc chí" mà sửa đổi lại chút ít và thêm vào rất nhiều những lời phê bình, chú thích của Sái Nguyên Phong.

Năm 1995, Nhà xuất bản Tác gia ở Bắc Kinh (Trung Hoa) phát hành bộ "Đông Chu liệt quốc chí" dựa vào bản của Phùng Mộng Long. Những chỗ nào Sái Nguyên Phong sửa chữa "Tân liệt quốc chí" một cách sai lầm thì nhà xuất bản Tác giả khôi phục lại bản cũ, còn những chỗ nào mà cả Phùng Mộng Long và Sái Nguyên Phong đều sai lầm thì nhà xuất bản Tác giả đính chính lại một cách thận trọng.

* * * "Đông chu liệt quốc chí" bao gồm một thời kỳ lịch sử dài hơn 400 năm (thế kỷ VI, V, IV, III trước công nguyên). Thời kỳ ấy bắt đầu từ khi Bình vương nhà Chu dời đô sang phía Đông và kết thúc với cuộc thống nhất của Tần Thủy Hoàng. Sử cũng gọi thời kỳ ấy là đời Đông Chu (chia làm hai giai đoạn là Xuân thu và Chiến quốc). Trong lịch sử Trung Hoa, đó là thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến phân quyền đến chế độ phong kiến tập quyền (có một thuyết cho rằng đời Xuân thu còn ở trong chế độ nô lệ). Phùng Mông Long căn cứ chủ yếu vào các sách "Tả truyện" và "Quốc ngữ" của Tả Khâu Minh và sách "Sử ký" của Tư Mã Thiên và có tham khảo các sách "Công dương truyện", "Chiến quốc sách" và hơn mười bộ sử khác nữa, để biên soạn Đông Chu Liệt Quốc chí "Sử * * * Tư tưởng toát ra trong suốt bộ tiểu thuyết này là tư tưởng "dân bản" của nhà nho: dân là gốc của nước, là sức mạnh của nước; không phải vũ lực quyết định sự thành công hay sự thất bại mà chính là lòng dân. Trong truyện, những bậc anh hùng cứu nước (Huyền Cao, Tín Lăng quân, Lạn Tương Như, v.v...) những nhà trí thức chính trực (Đổng Hồ, Lỗ Trọng Liên, v.v...); những người chấp chính có nhiệt tình với dân với nước (Quản Trọng, Tử Văn, Tôn Thúc Ngao,v.v...) đều được tác giả nhiệt liệt ca ngợi và đề cao.

Mặt khác, tác giả miêu tả không dè dặt, không nể nang, cái bản chất xấu xa, bỉ ổi của giai cấp thống trị. Những mâu thuẫn sâu sắc giữa các tập đoàn thống trị, sự tranh giành quyền lợi giữa các cá nhân, gây nên vô số những cuộc chính biến và những cuộc tàn sát trong hơn bốn thế kỷ. Cũng không sao nói hết được sự dâm loạn vô sỉ ở chốn cung đình: quan hệ nam nữ bậy bạ giữa anh em ruột, giữa bố chồng và nàng dâu, con chồng và thứ mẫu,v.v... (Tề Khương công và nàng Văn Khương, Vệ Tuyên công và nàng Tuyên Khương, Tấn Hiền công và nàng Tề Khương, v.v...) đều được tác giả kể lại và có thái độ phê phán. Sự ngu xuẩn của bọn thống trị thì được biểu hiện trong những nhân vật điển hình là Tống Tương công (dựng cờ nhân nghĩa, không chịu đánh giặc trong lúc giặc đang qua sông), Vệ Công (cho hạc làm quan), Yên Khoái (bắt chước Nghiêu, Thuấn nhường ngôi) v.v... Tuẫn táng là một tập tục vô nhân đạo do sự ngu xuẩn của bọn đế vương sinh ra: Tề Hiều công chôn sống hơn hai trăm nội thị và cung nhân, để cho cha mình (chết rồi) có người hầu hạ ở dưới đất; 177 người dân, trong đó có những người ưu tú (Tam Lương) cũng chịu một số phận như vậy ở đất Ung, táng địa của Tần Mục công; Ngô vương Hạp Lư đánh bẫy hơn một vạn nam nữ để tuẫn táng cho con gái chết yểu của mình là Thắng Ngọc.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Aug 10, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Đông Chu liệt quốcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ