1. Khái niệm - Đặc điểm Phan loaiTSCĐ trong doanh nghiệp

Bắt đầu từ đầu
                                    

ãCây lâu năm, gia súc cơ bản...

ãTSCĐ khác: gồm các loại TSCĐ chưa được xếp vào các loại tài sản nói trên (tác phẩm nghệ thuật, sách báo chuyên môn kỹ thuật...)

- TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái hiện vật chất cụ thể, chỉ thể hiện một lương giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư phục vụ cho lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. TSCĐ vô hình gồm:

ãQuyền sử dụng đất đai: là giá trị đất, mặt nước, mặt biển được hình thành do bỏ chi phí ra mua, đền bù san lấp, cải tạo nhăm mục đích có được mặt bằng sản xuất kinh doanh.

ãQuyền phát hành: Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra để có quyền phát hành 

ãBản quyền, bằng sáng chế: là các chi phí doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng sáng chế hoặc doanh nghiệp mua lại bản quyền bằng sáng chế, bản quyền tác giả (bản quyền tác giả là chi phí tiền thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán các tác phẩm của mình)

ãNhãn hiệu hàng hoá: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.

ãPhần mềm máy vi tính: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính

ãGiấy phép và giấy phép nhượng quyền: Là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó như giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất một loại sản phẩm mới...

ãTSCĐ vô hình khác: Là những TSCĐ vô hình khác chưa được phản ánh ở các loại trên như quyền sử dụng hợp đồng, quyền thuê nhà ...

Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện giúp người quản lý có một cách nhìn tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý tài sản, tính toán khấu hao khoa học, hợp lý đối với từng loại tài sản. 

Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao phù hợp với từng loại từng nhóm TSCĐ.

b. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu 

Căn cứ vào quyền sở hữu, TSCĐ của DN chia thành 2 loại TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.

Tài sản cố định tự có là các TSCĐ được xây dựng mua sắm và hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay, các quỹ của doanh nghiệp... Đây là những TSCĐ của doanh nghiệp được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Tài sản cố định thuê ngoài là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết. Phân loại thuê tài sản phải căn cứ vào bản chất các điều khoản trong hợp đồng và phải thực hiện ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Sau thời điểm khởi đầu thuê tài sản nếu có thay đổi các điều khoản của hợp đồng (trừ gia hạn hợp đồng) thì các điều khoản mới này được áp dụng cho suốt thời hạn hợp đồng. Nhưng thay đổi về ước tính (thay đổi ước tính thời gian sử dụng kinh tế hoặc giá trị còn lại của tài sản thuê) hoặc thay đổi khả năng thanh toán của bên thuê thì không làm thay đổi sự phân loại thuê tài sản đối với ghi sổ kế toán.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 22, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

1. Khái niệm - Đặc điểm Phan loaiTSCĐ trong doanh nghiệpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ