Giáo trình Lôgíc học đại cương - Trường ĐH KHXH&NV

61.5K 87 7
                                    

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Bộ môn lôgic học

Giáo trình Lôgíc học

 đại cương

Hà nội  - 2007

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Khoa triết học

Bộ môn lôgic học

Giáo trình Lôgíc học

 đại cương

  tập thể tác giả:   ts. Nguyễn thúy vân

                                       ts. Nguyễn anh tuấn

Hà nội  - 2007

Bài 1

Nhập môn lôgíc học

1. Đối tượng của  lôgíc học                                        

1.1. Đặc thù của lôgíc học như là khoa học

Tên gọi “Lôgíc học” có nguồn gốc từ một từ cổ Hy lạp là “Logos” vốn có hai nghĩa:

Thứ nhất, là từ, lời nói, câu, quy tắc viết;

Thứ hai, là tư tưởng, ý nghĩ, sự suy tư.

Xuất hiện trong triết học cổ đại như là tổng thể thống nhất các tri thức khoa học về thế giới, ngay từ thời cổ lôgíc học đã được xem là hình thức đặc thù, hình thức duy lý của triết học - để phân biệt với triết học tự nhiên và đạo đức học (triết học xã hội). 

Càng phát triển, lôgíc học càng trở thành bộ môn phức tạp. Vì thế, ở những giai đoạn lịch sử khác nhau các nhà tư tưởng đã đánh giá khác nhau về nó. Một số người coi lôgíc học là một phương tiện kỹ thuật - công cụ thực tiễn của tư tưởng (“bộ công cụ”). Những người khác lại coi nó là một “nghệ thuật” đặc biệt - nghệ thuật suy nghĩ và lập luận. Những người khác nữa lại thấy nó như là một kiểu “hệ điều chỉnh” - tổng thể các quy tắc, quy định và chuẩn mực của hoạt động trí óc (“bộ quy tắc”). Thậm chí đã từng có cả ý đồ hình dung nó như “một thứ y khoa” đặc thù - phương tiện làm lành mạnh lý tính.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 07, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Giáo trình Lôgíc học đại cương - Trường ĐH KHXH&NVNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ