dau&tam

319 0 0
                                    

Câu 1: Đặc điểm hình thái của cây dâu.

* Rễ dâu

Rễ dâu có chức năng hấp thu, dự trữ các chất dinh dưỡng và giữ cho cây bám chắc vào đất. Rế dâu không ngừng tăng trưởng về chiều dài lẫn chiều rộng để đảm bảo những nhiệm vụ trên.

Bộ rễ dâu bao gồm: Rễ chính (rễ cái, rễ cọc), rễ bên và rễ tơ. Hình thái và cấu tạo của bộ rễ thay đổi theo phương thức nhân giống:

- Rễ dâu trồng bằng hạt (nhân giống hữu tính)

Rễ được mọc ra từ trục phôi gọi là rễ chính (rễ cọc hoặc rễ cái), từ rễ chính phát triển ra các rễ bên và từ rễ bên phát triển ra các rễ cấp 1, cấp 2. Từ đầu các rễ cấp 1, cấp 2 phát triển thành các rễ nhỏ hơn gọi là rễ lông tơ, rễ lông tơ có đường kính nhỏ hơn 1mm, đầu các rễ lông tơ có hệ thống lông hút màu trắng trong làm nhiệm vụ hút nước và các chất dinh dưỡng. Loại rễ này thường ăn sâu, thời gian sinh trưởng dài và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt là điều kiện khô hạn.

- Rễ cây trồng bằng hom (nhân giống vô tính)

Rễ được mọc ra từ những mô sẹo (được hình thành từ nhát cắt của hom) và từ gốc mầm gọi là rễ bất định. Trong trường hợp này bộ rễ không có rễ cái và sự sắp xếp của rễ có dạng như rễ chùm. Bộ rễ của cây thường ăn nông, khả năng chống chịu kém, tuổi thọ ngắn.

Rễ dâu có khả năng tái sinh rất lớn. Trong trường hợp nào đó khi rễ bị đứt sẽ là nguyên nhân kích thích cho các rễ mới phát triển, tăng cường khả năng hấp thu của bộ rễ (trong điều kiện canh tác nếu rễ dâu bị tổn thương do cày bừa xới xáo thì chỉ 3-5 ngày sau là bộ rễ có khả năng phục hồi).

Rễ dâu không ngừng tăng trưởng về chiều dầi và đường kính. Sự sinh trưởng của rễ dâu ở trong đất luôn có sự tương quan với sự sinh trưởng của thân lá ở trên mặt đất và tuân theo một tỷ lệ nhất định đó là tỷ lệ T/R. Một bộ rễ phát triển có khả năng hấp thu dinh dưỡng mạnh sẽ xúc tiến cành lá phát triển xum xuê, còn cành lá xum xuê sẽ kích thích trở lại cho bộ rễ phát triển. Sự phân bố của rễ dâu trong đất theo chiều sâu và chiều rông tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống, tính chất đất, phương thức trồng, tuổi cây và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa và thu hoạch lá. Sự phân bố của rễ theo chiều sâu và rộng trong đất có tương quan với chiều cao cây và độ rộng của tán lá. Cây cao tán rộng thì bộ rễ ăn sâu và rộng hơn cây thấp tán nhỏ. Nhìn chung sự phân bố theo chiều rộng của rễ bằng 1,5 lần chiều rộng tán lá, còn sự phân bố của rễ theo chiều sâu tuỳ thuộc vào giống dâu, tuổi cây, tính chất đất...

* Mầm dâu (chồi dâu)

Mầm là thể ban đầu của cành lá và hoa. Tuỳ theo cách phân loại mà chia ra các loại mầm khác nhau.

- Theo vị trí mầm có: mầm đỉnh và mầm nách.

Mầm đỉnh hay còn gọi là mầm tận cùng là mầm nằm ở tận cùng của thân hoặc cành, là yếu tố quyết định chiều cao cây hoặc độ dài cành.

Mầm nách nằm ở nách lá và là yếu tố quyết định số cành cấp 1 của cây.

Trong quá trình sinh trưởng của cây dâu, mầm đỉnh thường khống chế mầm nách, khi mầm đỉnh bị tổn thương hoặc bị ngắt thì mầm nách mới phát triển và trở thành mầm chính. Vì vậy mầm nách là yếu tố quyết định khả năng tạo tán của cây.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 25, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

dau&tamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ