+ Trong xã hội ta, giữa giai cấp công nhân , nông dân và các tầng lớp lao động khác trong xã hội có lợi ích thống nhất với nhau về cơ bản, do đó ý thức pháp luật mang tính thống nhất cao. Nó phản ánh sự thống nhất về chính trị, tư tưởng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội ta.

2. Chức năng của ý thức xã hội:

- Chức năng nhận thức: Để hình thành các quan điểm, quan niệm, lòng tin về các quy phạm pháp luật hiện hành và cần ban hành, phải phân tích hiện thực khách quan và nhận thức được hiện thực đó- ý thức pháp luật có chức năng nhận thức- tức nhận thức các quá trình kinh tế- xã hội, các giá trị đạo đức đã được thể chế hóa hoặc sẽ được thể chế hóa.

- Chức năng mô hình hóa pháp lý: Kết quả của quá trình nhận thức là sự hình thành nên các mô hình hành vi nhất định mà ý thức pháp luật đánh giá là các mô hình cần thiết và tất yếu để các quan hệ xã hội phát triển có kết quả.

- Chức năng điều chỉnh: ý thức pháp luật hướng cho hành vi của con người phù hợp với yêu cầu của hệ thống pháp luật hiện hành, hoặc làm cho hành vi của con người trở nên sai lệch với các yêu cầu đó- Thể hiện chức năng điều chỉnh của pháp luật.

II. Cơ cấu ý thức pháp luật:

1. Căn cứ vào tính chất, nội dung chia thành: + Hệ tư tưởng

+ Tâm lý pháp luật

- Hệ tư tưởng pháp luật là tổng những tư tưởng, quan điểm và học thuyết pháp luật. Những vấn đề lý luận và xây dựng pháp luật,giá trị xã hội và chức năng của pháp luật, sự bình đẳng của các thành viên, mối quan hệ quyền và nghĩa vụ, pháp chế trong tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước... thuộc hệ tư tưởng pháp luật.

- Tâm lý pháp luật: được hình thành 1 cách tự phát dưới dạng tâm trạng, xúc cảm, thái độ, tình cảm đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý.

Những tâm trạng, thái độ, tình cảm pháp luật phần lớn được hình thành dưới sự tác động của giao tiếp của con người, là sự biểu hiện phản ứng của con người trước các hiện tượng pháp lý.

- So sánh tư tưởng pháp lý và tâm lý pháp lý là bộ phận bền vững hơn, bảo thủ hơn. Tâm lý pháp luật gắn bó chặt chẽ với truyền thống, tập quán, thói quen của con người. Nó hình thành chậm chạp và ít biến đổi.

- Tư tưởng pháp luât và tâm lý pháp luật có mối quan hệ biện chứng: Mức độ xúc cảm, tình cảm pháp luật của cá nhân phụ thuộc vào đạo đức và trinh độ tư tưởng pháp luật. Ngược lại, sự phát triển của tư tưởng pháp luật chịu sự ảnh hưởng của tâm lý pháp luật. Tâm lý pháp luật cá nhân là tiền đề của những tư tưởng pháp luật mà cá nhân đó cần đạt tới.

2. Căn cứ vào mức độ và phạm vi nhận thức: chia thành:

+ý thức thông thường

+ ý thức mang tính lý luận

- ý thức thông thường phản ánh mối liên hệ bên ngoài, có tính chất cục bộ của hiện tượng pháp luật, chưa đi vào bản chất bên trong của hiện tượng này. 1người mang ý thứcpháp luật thông thương có nghĩa anh ta chưa có những kiến thức sâu sắc mang tính lý luận, hệ thống pháp luật nhưng đã có những hiểu biết nhất định về quy phạm pháp luật, kinh nghiệm giải quyết những vụ việc pháp lý cụ thể.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 04, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Y thuc phap luatNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ