câu23.Vì sao nói phát triển kinh tế thị trường ở VN là tất yếu khách quan?

29.5K 14 8
                                    

câu23. Vì sao nói phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu khách quan? Theo anh (chị), đặc trưng nào phản ánh rõ nhất bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?

- Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó toàn bộ các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường.

Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức là để thỏa mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có cùng bản chất nhưng khác nhau về trình độ phát triển. Như vậy, kinh tế hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định (trình độ cao) thì đó là KTTT

-KTTT tồn tại khi có đồng thời hai điều kiện: Phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể kinh tế.

+Phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hóa chẳng những không mất đi mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển. Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường. Việc chuyên môn sản xuất không chỉ ở các sản phẩm với nhau mà còn ở các chi tiết của một sản phẩm.

+ Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể

Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu. Do đó, tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hóa – tiền tệ.

+ Ở Việt Nam có đầy đủ 2 điều kiện đó. 

-Đặc trưng phản ánh bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

+ Về mục tiêu phát triển KTTT: Giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện CNH, HĐH; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân

+Về phương hướng phát triển:  Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta tồn tại nhiều thành phần kinh tế (5 thành phần), trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo

+Về định hướng xã hội chủ nghĩa và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người.

+ Về quản lý :Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 22, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

câu23.Vì sao nói phát triển kinh tế thị trường ở VN là tất yếu  khách quan?Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ