C2;phân tích những chuyển biến......Việt Nam đầu thế kỷ XX?

8K 4 5
                                    

Câu 2.Anh (chị) hãy phân tích những chuyển biến mới của tình hình thế giới và Việt Nam đầu thế kỷ XX?

1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

a. Sự chuyển biến của CNTB và hậu quả của nó

- Từ cuối TK XIX, CNTB chuyển mạnh sang giai đoạn ĐQCN với chính sách tăng cường xâm lược, áp bức các dân tộc thuộc địa

 - Hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược, đặc biệt là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) làm nảy sinh 2 mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa Đế Quốc với Đế Quốc, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa Đế Quốc.

- Việc tăng cường xâm lược và áp bức của chủ nghĩa đế quốc thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh giành độc lập trên thế giới, đặc biệt là châu Á: Cách mạng Tân Hợi (Trung quốc); Cách mạng Ấn Độ, Nhật Bản,….

- Cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa đặt ra yêu cầu tất yếu là phải liên minh, đoàn kết, phải phối hợp hành động với phong trào của giai cấp vô sản các nước đế quốc thì mới giành được thắng lợi.

     b. Chủ nghĩa Mác – Lênin

 - Giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ đặt ra đòi hỏi bức thiết phải có hệ thống lý luận cách mạng khoa học - chủ nghĩa Mác ra đời, sau đó được Lênin phát triển.

      - Tuy chưa có điều kiện đề cập nhiều về cách mạng thuộc địa và vấn đề xây dựng Đảng cộng sản ở các nước thuộc địa, nhưng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt cơ sở cho giai cấp công nhân các nước thuộc địa vận dụng để xây dựng chính Đảng cộng sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ:

+ Vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng

+ Cách mạng muốn thắng lợi cần có một chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo

+ Mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng chính quốc và cách mạng thế giới

- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã dần trở thành vũ khí tinh thần, tư tưởng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động các nước và góp phần quan trọng tạo nên bước phát triển vượt bậc của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác.

 Nguyễn Ái Quốc là người tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng.

      c. Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi và quốc tế III thành lập

      - Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi (1917):

+ Là một trong những động lực thúc đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản

+ Sự ra đời nhà nước Xô Viết, với việc thực hiện các chủ trương, chính sách mang lại quyền lợi cho đa số nhân dân lao động đã có tác dụng to lớn cổ vũ, động viên các dân tộc thuộc địa vùng lên tự giải phóng.

+ Quốc tế III (thành lập tháng 3/1919- Lênin): trở thành bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp vô sản đã góp phần thúc đẩy, chỉ dẫn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước chống áp bức và giành độc lập dân tộc.

      2. Hoàn cảnh trong nước

     a. Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp

+ Từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Dưới chính sách của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc: giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam

Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của Pháp đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên 3 mặt:

+ Tính chất xã hội Việt Nam thay đổi từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

+ Phân hóa giai cấp xã hội sâu sắc: Các giai cấp đều bị phân hóa, đặc biệt là sự ra đời của 2 giai cấp mới: giai cấp công nhân và tư sản Việt Nam. Thực tế lịch sử đã khẳng định chỉ có giai cấp công nhân mới có khả năng đảm đương được nhiệm vụ trước yêu cầu lịch sử của dân tộc.

+ Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam cũng có biến đổi:

·        Mâu thuẫn giữa nhân dân (trong đó chủ yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp)

·        Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc). Trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu.

        - Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai yêu cầu giải quyết hai mâu thuẫn:

          Một là, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.

Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó chống Đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 22, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

C2;phân tích những chuyển biến......Việt Nam đầu thế kỷ XX?Where stories live. Discover now