Câu 2: Phép biện chứng duy vật: Khái niệm, đặc trưng cơ bản, vai trò...?

59.8K 27 9
                                    

- Biện chứng, dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa phản ánh sự tồn tại, vận động và phát triển theo qui luật của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Biện chứng bao gồm: biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất và biện chứng chủ quan là phản ánh biện chứng trong hoạt động tinh thần của con người.

- Phép biện chứng, là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, qui luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.

Kết cấu phép biện chứng bao gồm: thế giới quan (hệ thống những quan điểm duy vật hoặc duy tâm về thế giới) và phương pháp luận (nguyên tắc phương pháp luận về nhận thức và hoạt động thực tiễn). Chính vì vậy khi nghiên cứu các hình thức cơ bản của phép biện chứng chúng ta sẽ thấy được sự khác nhau căn bản giữa các hình thức lịch sử của phép biện chứng.

a. Khái niệm phép biện chứng duy vật

 Theo Ăngghen: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những qui luật phổ biến

của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”

  Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn có một số định nghĩa về phép biện chứng duy vật khi nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển. Ph. Ăngghen: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến” hoặc theo Lênin: “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển…”.

=> Phép biện chứng duy vật là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, qui luật cơ bản của phép biện chứng và lý luận nhận thức duy vật biện chứng. Đó là:

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển;

- Các cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực;

- Các qui luật: Qui luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại; Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; Qui luật phủ định của phủ định;

- Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng;

b. Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy vật khoa học. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin khác với với thế giới quan duy vật chất phác (trực quan, ngây thơ và chất phác) cổ đại và thế giới quan duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen.

- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật), nó không chỉ giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới. Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng khác với phép biện chứng chất phác cổ đại và phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Vì, trong hai phép biện chứng đó đều bao hàm mâu thuẫn giữa thế giới quan và phương pháp luận.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 20, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 2: Phép biện chứng duy vật: Khái niệm, đặc trưng cơ bản, vai trò...?Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ