phân tích tình cảnh lẻ loi

17.7K 44 10
                                    

- Đặng Trần Côn sống vào thế kỉ 18, tác phẩm tiêu biểu của ông là Chinh phụ ngâm và một số bài thơ, bài phú bằng chữ Hán. Theo các tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cử quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi đau mất mát của con người, nhất là người vợ trong chiến tranh nên đã viết Chinh phụ ngâm .

- Tác phẩm ra đời trong bối cảnh khởi nghĩa nông dân nổ ra ở thời Lê.
Tác phẩm là khúc ngâm gồm 478 câu thơ chữ Hán được dịch ra chữ Nôm theo thể song thất lục bát. Nội dung nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi .


- Đoạn trích “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” được Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ Nôm. Đoàn Thị Điểm (1705-1748) hiệu là Hồng hà nữ sĩ, người trấn Kinh Bắc, nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Đoạn trích được trích từ câu 193 đến 216, viết về tình cảnh cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong thời gian dài người chồng đi đánh trận, không rõ ngày về.


2. Phân tích
a) 16 câu thơ đầu nói lên tâm trạng cô đơn của người chinh phụ
Đây là lời than thở triền miên, da diết của người phụ nữ có chồng ra trận. Tác giả đã dùng bút pháp miêu tả nội tâm qua ngoại hình, hành động lặp đi lặp lại không mục đích của người chinh phụ và dáng vẻ buồn rầu, ủ rê không nói lên lời, trong hiên vắng thẫn thờ mong đợi tin tức của chồng mà không nhận được tin tức nào.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen ”
Hành động của người chinh phụ nói lên sự tù túng, bế tắc, nỗi lòng không biết tỏ cùng ai. “Đèn biết chăng – Đèn có biết ” là điệp ngữ bắc cầu kết hợp với sử dụng câu hỏi tu từ diễn tả nỗi buồn triền miên, chứng minh đèn được nhân hóa để giải bày nỗi lòng nhớ chồng. Tám câu thơ đầu với hình ảnh “rèm, hoa, đèn, bóng” cho thấy 1 không gian mênh mông và sự cô đơn của con người. Qua đó tác giả tỏ lòng đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ, đó cũng là giá trị nhân đạo của 8 câu thơ đầu. Tám câu thơ tiếp theo, tác giả dùng thiên nhiên cảnh vật để diễn tả tâm trạng người chinh phụ :
“Gà eo óc gáy sương năm trống ,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.”
Tiếng gà eo óc báo hiệu năm canh, người vợ trẻ thao thức suốt đêm. Bóng cây hòe dài rồi lại ngắn, ngắn rồi lại dài, thời gian sáng rồi lại chiều, chiều rồi lại sáng, chỉ thời gian của xa cách và nhớ thương, thời gian gian của tâm trạng. Hàng loạt các hành động như đốt hương tìm sự thanh thản, song tâm hồn lại như miên man. Soi gương để trang điểm nhưng lại gượng gạo chán nản nên nhìn thấy gương mặt mình qua gương lại ứa nước mắt, gảy đàn cũng chỉ lả gảy gượng và đặc biệt sợ dây đàn đứt ứng điềm gở, báo hiệu điều không hay trong tình cảm vợ chồng. Tất cả các hành động diễn ra quanh quẩn trong phòng thể hiện chân thật tâm trạng cô đơn, thương nhớ, buồn khổ cực điểm của người chinh phụ .
“ Khắc giờ đằng đẵng như niên ,
Mối sầu dằng dặc tụa miền biển xa .
Nói lên thời gian tâm trạng 1 khắc 1 giớ dài như 1 năm .
Tóm lại, 16 câu thơ đầu sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, biểu hiện tinh tế đời sống tâm hồn của người chinh phụ: cô đơn và mong muốn thiết tha được sống trong tình yêu đôi lứa.


b) 8 câu thơ cuối đoạn trích thể hiện niềm thương nhớ người chồng ở phương xa
Hình thức đoạn thơ là màn độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng người chinh phụ với hình ảnh chinh phu tràn ngập trong tâm tưởng. Đặt người chinh phụ vào không gian rộng lớn, lạnh lẽo với hình ảnh gió mưa, sương gió, tiếng côn trùng, tất cả gợi lên nỗi cô đơn buồn nhớ mênh mông.
Nỗi nhớ gởi vào gió đông với mong ước ngọn gió mùa xuân làm vơi đi nỗi vất vả gian lao của người chinh phu chinh chiến ở non Yên. Non Yên là hình ảnh ước lệ gợi sự xa cách muôn trùng , sự mịt mù không xác định giữa chinh phu và chinh phụ. Tâm trạng nhớ nhung của người chinh phụ được gợi lên trong hình tượng thiên nhiên rộng lớn, không gian có tính chất vĩ mô.
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”, thăm thẳm là không có đích đến , xa vời là không có giới hạn. Hai tình từ này như đẩy đất rộng trời cao đến vô tận. Đất trời bao la vô hạn là khoảng cách chia li giữa chinh phụ và chinh phu, nỗi nhớ của người chinh phụ cũng được đo bằng khoảng không gian vô tận ấy.
Nỗi nhớ thương còn được thể hiện trực tiếp qua 2 câu thơ :
“Nhớ chàng thăm thẳm đứng lên bằng trời
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong .”
Thăm thẳm là biểu hiệu không gian và trường độ của nỗi nhớ . Đau đáu biểu hiện sự tập trung của nỗi nhớ, sự trăn trở, độ sâu sắc của nỗi nhớ. Hai từ này cộng hưởng với nhau gợi lên nỗi nhớ nhung da diết khôn nguôi, 1 nỗi nhớ luôn canh cánh trong lòng.
“Cảnh buồn người thiết tha lòng ,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun .”
Câu thơ như muốn nói nỗi nhớ làm nhói lên nỗi đau bởi nỗi nhớ dày vò, chà đi xát lại, thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh vật thiên

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 08, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

phân tích tình cảnh lẻ loiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ