Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam

Bắt đầu từ đầu
                                    

Đối với công nghiệp tàu biển, đứng trước tình hình ngành đóng tàu quốc tế đang bão hoà, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... đang muốn giảm bớt và chuyển giao công nghệ đóng tàu cho các nước khác (vì hiệu quả thấp và lao động nặng nhọc), nước ta cần lựa chọn phương hướng và bước đi thích hợp, kết hợp giữa tự lực với nhập khẩu và hợp tác, hoặc khuyến khích đầu tư trực tiếp của nước ngoài để có hiệu quả, chủ động đón trước những tiến bộ công nghệ của thế giới. Hình thành 3 trung tâm công nghiệp đóng tàu ở miền Bắc (Hải Phòng, Hạ Long), ở miền Trung (Khánh Hoà) và ở miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu).

Du lịch biển đảo và vùng ven biển

Phát triển du lịch biển, đảo và ven biển nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển, có thứ hạng cao ở khu vực Đông Nam á. Đa dạng hoá hợp tác với nước ngoài trong phát triển du lịch biển. Tập trung đầu tư phát triển các loại hình du lịch, vui chơi giải trí chất lượng cao ở các cụm du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn; Trung tâm du lịch Huế - Đà Nẵng; cụm du lịch Vân Phong - Nha Trang - Ninh Chữ; Cụm du lịch Long Hải - Vũng Tàu - Côn Đảo và cụm du lịch Hà Tiên - Phú Quốc.

Phương hướng chủ yếu phát triển ngành du lịch biển đến năm 2020 phát huy tối đa các ưu thế và nguồn lực bên trong, kết hợp tranh thủ sự hợp tác bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển - núi - hải đảo (mà các vùng khác không có), nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp độc đáo, có chất lượng và uy tín cao trên thị trường du lịch trong nước và khu vực Đông Nam á. Hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả ở trên bờ, trên biển và trên các hải đảo.

Hải sản

Coi phát triển mạnh hải sản là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển và ven biển nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của cư dân và thay đổi bộ mặt của nông thôn ven biển theo hướng CNH, HĐH, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng.

Hợp tác với nước ngoài đầu tư công nghệ hiện đại để phát hiện ngư trường phục vụ trực tiếp cho việc đánh bắt có hiệu quả. Giảm thiểu đánh bắt ven bờ, triển khai đánh bắt khơi xa và đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế cao ở vùng biển quốc tế.

Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề cá trong mọi lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và dịch vụ mạnh hơn nữa theo định hướng mạnh vào xuất khẩu và CNH, HĐH. Hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung trong nuôi trồng thuỷ sản.

Ngành thuỷ sản trong 15-20 năm tới vẫn lấy xuất khẩu làm động lực phát triển. Quản lý nghề cá theo những chiến lược quốc gia thống nhất, khai thác có hiệu quả và bền vững, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghề cá, xây dựng lực lượng lao động nghề cá có tính chuyên nghiệp cao.

Phương hướng chung để phát triển công nghiệp chế biến là nâng tỷ lệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ 35% hiện nay lên khoảng 45-50% năm 2010 và 60-70% năm 2020, tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng sản phẩm chế biến. Nâng cấp, xây mới thêm các cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại. Sử dụng các thiết bị tiên tiến như thiết bị cấp đông nhanh 1,5 giờ để giảm chi phí về điện và tăng chất lượng sản phẩm (hiện nay khoảng 3-4 giờ).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 04, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ