Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản

5.5K 3 0
                                    

Chế độ xã hội thay thế chế độ phong kiến, dựa trên cơ sở quyền sở hữu tư bản tư nhân đối với tư liệu sản xuất.

Xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỉ 16, Chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã có vai trò tiến bộ trong sự phát triển xã hội: làm cho sản xuất lớn chiến thắng sản xuất nhỏ, tạo ra năng suất lao động cao hơn gấp bội so với chế độ phong kiến, nhất là từ cuộc cách mạng công nghiệp giữa thế kỉ 18. Tự do cạnh tranh làm cho CNTB lan khắp thế giới. Sự tích tụ và tập trung tư bản cuối cùng dẫn đến việc hình thành tư bản độc quyền. Cuối thế kỉ 19, CNTB tự do chuyển sang giai đoạn mới là CNTB độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc xâm chiếm thuộc địa, phát động hai cuộc chiến tranh thế giới trong nửa đầu thế kỉ 20 để giành giật thị trường thế giới và khu vực ảnh hưởng. Sau Chiến tranh thế giới I, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công, xoá bỏ sự thống trị của sở hữu tư bản chủ nghĩa - trước tiên ở nước Nga và sau đó ở nhiều nước. Sau Chiến tranh thế giới II, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ, phạm vi thống trị của CNTB bị thu hẹp. CNTB tìm mọi cách tự điều chỉnh để thích nghi và phát triển phù hợp với tình hình mới: sử dụng bộ máy nhà nước để trực tiếp can thiệp vào đời sống kinh tế (CNTB độc quyền nhà nước), nhằm hạn chế tính vô chính phủ và nâng cao khả năng điều khiển, khả năng kế hoạch hoá kết hợp tư bản nhiều nước để đầu tư, khai thác những nước kém phát triển (CNTB độc quyền siêu quốc gia), sử dụng mọi thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ 20. Nhưng mâu thuẫn cơ bản của CNTB vẫn tồn tại; mâu thuẫn ấy chỉ có thể được giải quyết bằng cách mạng để xây dựng chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa trong đó không còn bóc lột và áp bức giữa người với người

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 31, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bảnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ