LS HTKT 1

24.8K 14 6
                                    

Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế

Chương 1: Đối tượng và phương pháp của môn lịch sử các học thuyết kinh tế

1. Giới thiệu: mục đích yêu cầu và nội dung của môn học

- Hiểu được đối tượng nghiên cứu của môn học, phân biệt với các môn học có liên quan và môn kinh tế học

- Hiểu được các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu môn học này

- Hiểu được sự cần thiết phải nghiên cứu môn học

2. Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế:

2.1. Phân biệt một số khái niệm:

a. Tư tưởng kinh tế:

Là những quan hệ kinh tế được phản ánh vào trong ý thức của con người, được con người quan niệm, nhận thức, khái quát; là kết quả của quá trình nhận thức những quan hệ kinh tế của con người.

b. Học thuyết kinh tế:

Là hệ thống quan điểm kinh tế của các đại biểu tiêu biểu cho các tầng lớp, giai cấp trong một xã hội nhất định. Hệ thống quan điểm kinh tế là kết quả của việc phản ánh quan hệ sản xuất vào ý thức con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Vậy học thuyết kinh tế có gì khác biệt so với tư tưởng kinh tế?

- Tính hệ thống: Những quan điểm kinh tế chưa trở thành hệ thống thì chỉ là tư tưởng kinh tế. Tính hệ thống thể hiện ở tầm khái quát, nhất quán của học thuyết, có khả năng khái quát các quan hệ kinh tế với đầy đủ các thành phần của quan hệ kinh tế trong cả một thời đại. Ví dụ học thuyết của Adam Smith so với các tư tưởng kinh tế được thể hiện rải rác trong các điều luật từ cổ đại đến nay (như tư tưởng kinh tế Hy Lạp cổ đại)

- Tính giai cấp: Các học thuyết kinh tế có tính giai cấp rất sâu sắc. Sự đấu tranh về mặt quan điểm, lý luận giữa các trường phái khác nhau trong lịch sử các học thuyết kinh tế phản ánh cuộc đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, hệ tư tưởng kinh tế của giai cấp thống trị thường giữ vai trò chủ đạo. Do đó khi khái quát về các học thuyết kinh tế, ta cần có thái độ trung thực, khách quan. Hơn nữa, lý luận kinh tế đã trở thành vũ khí tư tưởng quan trọng của đấu tranh giai cấp. Ví dụ: học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin

- Tính lịch sử: tuy cả tư tưởng kinh tế và học thuyết kinh tế đều mang ý nghĩa lịch sử, nhưng tính lịch sử ở các học thuyết kinh tế thể hiện rõ hơn, có sức khái quát cao hơn. Lịch sử phát triển của học thuyết kinh tế là lịch sử của quá trình phát triển nhận thức từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Do đó không có một học thuyết nào là tuyệt đối, hoàn mỹ, cuối cùng cả.

c. Kinh tế chính trị:

Kinh tế chính trị nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của một phương thức sản xuất nhất định và tính tất yếu của sự thay thế phương thức sản xuất đó bằng một phương thức sản xuất khác cao hơn. (Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất với quan hện sản xuất tạo thành phương thức sản xuất)

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 14, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

LS HTKT 1Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ