Toan cau hoa Tuan

190 1 0
                                    

Trình bày các quan niệm về tác động của TCH đối với thế giới.

Trong thời đại ngày nay, ngoài các vấn đề mang tính nội bộ các q.gia, thế giới đang đặt loài người trước những bài toán cấp bách nan giải: từ các vấn đề sinh thái đến môi trường; KT vi mô đến vĩ mô; bảo đảm chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân đến toàn nhân loại... Các bài toán đó chỉ có thể giải được một cách triệt để khi toàn nhân loại cùng đồng tâm hiệp lực để giải quyết nó. Đó chính là xu thế TCH.

Với tính cách là một xu thế của lịch sử, toàn cầu hoá có quá trình hình thành từ cuối thế kỷ XIX và từng bước vận động qua các nấc thang mang tính tiền đề là quốc tế hoá, khu vực hoá gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất của nhân loại. Có thể phân kỳ lịch sử của toàn cầu hoá thành 3 giai đoạn lớn:

Giai đoạn thứ nhất: bắt đầu từ năm 1870 kéo dài đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Đây là giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ xu thế quốc tế hoá. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn này là quá trình quốc tế hóa TBCN về vốn, nhân lực, thị trường... trên cơ sở các mối liên hệ theo chiều dọc là chính, tức là mối quan hệ bất bình đẳng giữa các nước tư bản đế quốc với các nước thuộc địa.

Giai đoạn thứ hai diễn ra từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất đến thập niên 70 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn xu thế quốc tế hoá tiếp tục phát triển mạnh mẽ (thông qua sự bùng nổ của các thể chế kinh tế toàn cầu như IMF, WB, GATT..) và xu thế khu vực hoá xuất hiện với sự ra đời của hàng loạt các tổ chức liên kết khu vực (SEV, EC, OEA, ALALC, ASEAN...). Cả hai quá trình quốc tế hoá và khuvực hoá giai đoạn này đều vận động qua nhiều thăng trầm bởi sự tác động của các biến cố lịch sử như chiến tranh thế giới, khủng hoảng của CNTB, chiến tranh lạnh...

Giai đoạn thứ ba diễn ra từ giữa thập kỷ 70 đến nay. Với những tiền đề vật chất, thể chế, pháp lý, kinh nghiệm ... do quá trình quốc tế hoá và khu vực hoá tạo ra dưới tác độvà khổng lồ về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư tài chính - tiền tệ, công nghệ... trên phạm vi toàn cầu; một mạng lưới dày đặc các công ty xuyên quốc gia; một hệ thống các thiết chế quốc tế đầy quyền lực; một đời sống VH-XH có nhiều nét chung.

Như vậy, toàn cầu hoá chính là biểu hiện, là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia, tạo ra mối quan hệ gắn kết, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, các thể chế kinh tế quốc tế, khu vực trên quy mô toàn cầu trong sự vận động và phát triển. Toàn cầu hoá bắt nguồn từ lĩnh vực kinh tế và đến nay nội dung chủ yếu của nó vẫn là toàn cầu hoá kinh tế.

Chính vì những đặc điểm, bản chất phức tạp của TCH như đã nêu trên. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về toàn cầu hoá và tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và các quốc gia, vùng lãnh thổ. Tựu trung lại, có 03 nhóm quan niệm như sau:

Quan niệm thứ nhất cho rằng: TCH là xu thế khách quan không cưỡng lại được, là tất yếu, hợp lý không thể khác được. Mọi quốc gia chỉ có cách duy nhất là chấp nhận, tuân thủ hoàn toàn mọi luật chơi của TCH.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 03, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Toan cau hoa TuanNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ