cau 9.Ton giao

7K 3 3
                                    

Câu 9: Tôn giáo là gì? Phân biệt tôn giá, tín ngưỡng và mê tín dị đoan ? Tai sao tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bài trừ mê tín dị đoan ? Ở VN, Đảng và nhà nước, đã vận dụnglý luận chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta như thế nào ?

TL :

a. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ứng hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phán ảnh của tôn giáo, mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở thành thuần bí.

b. Phân biệt Tôn giáo, Tín ngưỡng và Mê tín dị đoan :

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng ; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức, xã hội. Tôn giáo là một hình thái ý thức XH phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí. Mê tín dị đoan là niềm tin mê muội do con người chưa đủ khả năng phân tích, lý giải đúng sai về các hiện tượng tự nhiên và XH, bị người xấu lợi dụng tin vào điều nhảm nhí.

c. Tai sao tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bài trừ mê tín dị đoan ?

- Vì : tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng - nhân dân lao động. Đó cũng là thể hiện bản chất của nền dân chủ XHCN.

- Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

- Phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức truyền thống, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước, phấn đấu sống " tốt đời, đẹp đạo" phù hợp với lợi ích dân tộc.

- Mọi công dân có hoặc không có tín ngưỡng đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, không có phân bội đối xử lý vì lý do tôn giáo không xâm phạm đến tình cảm tôn giáo của công dân.

d. Ở VN, Đảng và nhà nước, đã vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta :

- Quan điểm của Đảng: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và của nhân dân (Cương lĩnh 1991)

- Chính sách tôn giáo:

 Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng trên cơ sở pháp luật.

 Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân sống "tốt đời, đẹp đạo", góp phần đổi mới KT-XH, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn XH. Trên cơ sở đó nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân

 Hướng các chức sắc và các giáo hội hoạt động theo đúng pháp luật, ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong tôn giáo, gắn giáo hội với dân tộc và sự nghiệp cách mạng, thể hiện trách nhiệm của tôn giáo ở một nước độc lập.

 Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp CM của nhân dân ta

 Thực hiện quan hệ quốc tế về tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo theo chế độ, chính sách chung về quan hệ đối ngoại của Nhà nước

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Sep 06, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

cau 9.Ton giaoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ