Câu hỏi thi tổng quan Du Lịch

36.9K 36 12
                                    

BÀI GIẢNG & CÂU HỎI ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN TỔNG QUAN DU LỊCH Các câu hỏi: 1.Sản phẩm du lịch là gì? Nêu các đặc trưng của sản phẩm du lịch? 2. Trình bày đặc điểm của lao động trong du lịch? Nắm vững đặc điểm của lao động trong du lịch có ý nghĩa gì đối với các tổ chức kinh doanh du lịch? 3. Thời vụ du lịch là gì? Các đặc điểm của thời vụ du lịch? 4. Câu 4: Trình bày khái niệm khách du lịch, khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa. Phân biệt khách du lịch quốc tế với những người không phải là khách du lịch quốc tế? 5 . Tài nguyên du lịch 6 . Điểm du lịch, Khu du lịch, tuyến du lịch 7. Lữ hành 8 . Một số tổ chức du lịch trên thế giới, khu vực và quốc gia. 9 . Các mức chất lượng dịch vụ du lịch 10 . Chất lượng dịch vụ du lịch 11 . Các đặc trưng của chất lượng dịch vụ du lịch. 12 . Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch 13 .Nhu Cầu du lịch 14 . Phân loại nhu cầu du lịch BÀI GIẢI Câu 1: Sản phẩm du lịch là gì? Nêu các đặc trưng của sản phẩm du lịch? Sản phẩm du lịch là những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch, nó bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cho du khách, được tạo nên bởi yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một vùng, một cơ sở nào đó. - Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thõa mãn nhu cầu của khách du lịch du lịch trong chuyến đi du lịch. Sản phẩm du lịch bao gồm 2 thành phần quan trọng: tài nguyên du lịch, các dịch vụ và hàng hóa du lịch. - Khái niệm sản phẩm du lịch phải được hiểu theo nghĩa sản phẩm hoàn chỉnh, chứ không phải là sản phẩm riêng lẻ. - Việc nhận thức đúng khái niệm về sản phẩm du lịch là cần thiết để nâng cao tính hợp tác của các đơn vị, cá nhân tham gia cung cấp sản phẩm du lịch nhằm đem lại sự hài lòng nhất cho khách du lịch. *Đặc trưng của sản phẩm du lịch - Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch được biểu hiện ở chỗ nó kết hợp các loại dịch vụ do nhiều đơn vụ cá nhân thuộc các ngành khách nhau cung cấp nhằm thõa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Nó vừa bao gồm sản phẩm vật chất tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và cả các tài nguyên tự nhiên. Hơn nữa, sản phẩm du lịch gồm nhiều yếu tố không thể tách rời. Có nhiều đơn vị tham gia cung ứng sản phẩm du lịch, thậm chí đối với một sản phẩm riêng lẻ cũng có nhiều bộ phận tham gia phục vụ. Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia phục vụ khách để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, đem lại sự hài lòng cho khách hàng. - Sản phẩm du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình. Ngoại trừ một số dịch vụ riêng lẻ có tính hữu hình như: các hàng hóa bán lẻ, các đồ uống...Hầu hết các dịch vụ du lịch như dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan,...đều tồn tại ở dạng vô hình, khách du lịch chỉ cảm nhận được chúng chứ không nhìn thấy việc chúng mang lại cảm giác phấn chấn, dễ chịu hay khó chịu, không cầm nắm được các dịch vụ đó như các hàng hóa khác, không mang được chúng về nhà sau khi mua. - Phần lớn sản phẩm du lịch tự tiêu hao, không thể để tồn kho Hầu hết các sản phẩm du lịch chưa bán được hôm nay không thể để bán vào dịp khác trong tương lai ( phòng ngủ khách sạn, chỗ ngồi nhà hàng, chỗ ngồi trên các phương tiện vận chuyển...) - Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời. Khác với các sản phẩm thông thường khác, việc sản xuất hầu hết các dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện khi khách du lịch có mặt tại nơi cung cấp dịch vụ; việc tiếp nhận và tiêu dùng sản phẩm du lịch của khách du lịch cũng được thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất. - Sản phẩm du lịch có tính không thể chuyển dịch. khách du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch tại nơi sản xuất chứ không phải như những sản phẩm vật chất khác là có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đến nơi khác để tiêu thụ. Tính không thể chuyển dịch sản phẩm du lịch còn được thể hiện ở chỗ không có sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm giữa người bán và người mua. Khách du lịch chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong một thời gian, địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm. - Sản phẩm du lịch có tính không đồng nhất: Sản phẩm dịch vụ không thể tiêu chuẩn hóa được. Các nhân viên cung cấp sản phẩm du lịch không thể tạo ra được các sản phẩm như nhau trong những thời gian làm việc khác nhau. Một người có thể đánh giá chất lượng chương trình du lịch đó là tuyệt vời, còn người kia lại có đám giá là không có gì đặc sắc. Câu 2: Trình bày đặc điểm của lao động trong du lịch? Nắm vững đặc điểm của lao động trong du lịch có ý nghĩa gì đối với các tổ chức kinh doanh du lịch? Lao động trong du lịch là một bộ phận của lao động xã hội. Hiện nay lao động du lịch chiếm khoảng 10% tổng lao động trên tòan thế giới. *** Đặc điểm của lao động trong ngành du lịch: - Lao động trong kinh doanh du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất, trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn. - Lao động trong du lịch chủ yếu là lao động tạo ra các dịch vụ, lao động sản xuất phi vật chất. - Lao động trong du lịch có tính chuyên môn hóa cao. Mỗi bộ phận lao động thực hiện từng khâu, công đoạn trong chu trình phục vụ khách du lịch. Kết quả hoạt động của một bộ phận nào đó đều có ảnh hưởng dây chuyền đến các bộ phận khác trong toàn bộ hệ thống. Vì vậy, các nhóm lao động trong ngành du lịch có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. - Thời gian làm việc của ngành du lịch vào thời gian, đặc điểm tiêu dùng của khác. - Lao động có tính chất phức tạp. Cường độ lao động ở một số bộ phận có thể không cao nhưng thường phải chịu áp lực tâm lý lớn do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại đối tượng có tuổi tác, giới tính, trình độ, nghề nghiệp, quốc tích, thói quen tiêu dùng khác nhau, bất đồng về ngôn ngữ. Lao động trong ngành du lịch, doanh du lịch cần nhiều lao động có kĩ năng cao về các nghiệp vụ khác nhau, đồng thời tỷ lệ lao động không có kỹ năng cũng chiểm tỷ lệ đáng kể. - Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành du lịch cao hơn các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Câu 3: Thời vụ du lịch là gì? Các đặc điểm của thời vụ du lịch? *Khái niệm Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định. Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch. *Đặc điểm của thời vụ du lịch - Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch. - Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó. - Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau. - Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ kinh doanh. - Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch. - Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du lịch. - Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số lượng các cơ sở lưu trú chính. Câu 4: Trình bày khái niệm khách du lịch, khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa. Phân biệt khách du lịch quốc tế với những người không phải là khách du lịch quốc tế? * Khái niệm khách du lịch: - Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24h trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian 1 năm. - Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. * Khách du lịch quốc tế Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. * Khách du lịch nội địa ( International tourist) - Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. ***Phân biệt khách du lịch quốc tế với những người không phải là khách du lịch quốc tế? Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. + Khách quốc tế đi vào ( Inbound tourist): là người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó đi du lịch. Loại khách này sử dụng ngoại tệ để mua hàng hóa dịch vụ. + Khách quốc tế đi ra ( Outbound tourist): là công dân của một quốc gia và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch. Những đối tượng không được là khách du lịch quốc tế: Những đối tượng không được là khách du lịch quốc tế: + Những người đến một nước để thừa hành một nhiệm vụ nào đó ( các nhân viên thương vụ, ngoại giao ở các sứ quán, cảnh sát quốc tế làm nhiệm vụ ở các nước khác,...) + Những người đi sang nước khác để hành nghề ( dù có hay không có hợp đồng), hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh ở nước đến. + Những người nhập cư vào nước đếp; + Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sống tạm trú ở nước ngoài. + Những người thường xuyên qua lại biên giới ( nhân viên hải quan tại các cửa khẩu, người buôn bán ở các chợ biên giới...) + Những hành khách đi xuyên qua một quốc gia ( khách transit) và không dừng lại cho dù cuộc hành trình đó kéo dài trên 24h ***Những câu hỏi khác: 1. Tài nguyên du lịch - Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người, các giá trị nhân văn khác và các sự kiên đặc biệt ( event) có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. - Tài nguyên du lịch là khách thể của hoạt động du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. 2. Điểm du lịch, Khu du lịch, tuyến du lịch - Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. - Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. - Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sỏ cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. 3. Lữ hành - Lữ hành là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. 4. Một số tổ chức du lịch trên thế giới, khu vực và quốc gia. a.Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) - Tổ chức du lịch thế giới ( United Nation World Tourism Organization) là một tổ chức quốc tế được tín nhiệm rộng rãi nhất về lĩnh vực du lịch và lữ hành. Được thành lập năm 1975, chức năng kiểm soát định hướng phát triển phân tích cung cấp thông tin, giúp đỡ các chính phủ trong việc hoạch định và quản lý du lịch ở các quốc gia của họ. - Trụ sở đặt tại Madrid - thủ đô của Tây Ban Nha - Việt Nam gia nhập UNWTO vào ngày 17/09/1981 b.Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới ( WTTC) - Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới ( World Tourism and Travel Council) là một liên minh toàn cầu gồm hơn 100 thành viên. Các thành viên là các chủ tích, giám đốc điều hành của hơn 100 công ty nổi tiếng nhất thế giới trong các ngành: lưu trú, ăn uống, du lịch biển, giải trí, vận chuyển và lữ hành. - WTTC được thành lập năm 1990 - Mục tiêu: làm việc với các chính phủ để tạo ra thuận lợi cho du lịch phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và ưu tiên giải quyết việc làm, xóa bỏ những rào cản phát triển du lịch. Mặt khác, WTTC còn có mục tiêu là làm cho du lịch được công nhận là ngành có tiềm năng kinh tế và tạo ra nhiều việc liên quan phổ biến tiến bộ khoa học công nghệ, kết nối cơ sở hạ tầng với nhu cầu khách hàng. - Nhiệm vụ: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế và việc làm. c. Hiệp hội khách sạn quốc tế ( IHA) - Hiệp hội khách sạn quốc tế ( International Hotel Association) được thành lập năm 1969 thay thế cho Hiệp hội các nhà kinh doanh khách sạn và Liên hiệp khách sạn quốc tế. - Trụ sở hiệp hội đặt tại Paris - thủ đô Cộng hòa Pháp. d. Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế ( IATA) - Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế ( International Air Transport Association) là một tổ chức toàn cầu về hàng không quốc tế. Chức năng chính của IATA là bảo đảo sự an toàn trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa thông qua mạng lưới hàng không thế giới. e.Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương - Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (Pacific Asia Travel Asspcoation) gồm các đại hiện của những quốc gia nằm ở khu vực Thái Bình Dương và Châu Á. Các thành viên có mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển du lịch trong khu vực. Thông qua các chương trình nghiên cứu, phát triển, giáo dục và tiếp thị. - Được thành lập năm 1951 - Các thành viên của PATA bao gồm: các tổ chức quản lý du lịch, các công ty hàng không, hàng hải, các khách sạn, các công ty du lịch...thuộc các nước thành viên. - Là một thành viên của PATA, chi hội PATA Việt Nam được thành lập ngày 04/01/1994. f. Hiệp hội du lịch Châu Âu - Hiệp hội du lịch Châu Âu ( European travel Commission) là một khối liên minh chiến lược cộng tác giữa 37 tổ chức du lịch quốc giá Châu Âu. ETC là một tổ chức du lịch phi lợi nhuận, được thành lập năm 1948, trụ sở chính đặt tại Bruxell, vương quốc Bỉ. g.Trung tâm thông tin du lịch ASEAN - Trung tâm thông tin du lịch ASEAN ( Asean Travel Information Centrer) thành lập năm 1988 với mục đích khai hóa các điểm hấp dẫn du lịch, xem xét đầu tư vào các nước ASEAN, cung cấp cơ sở dữ liệu chung. Trụ sở đặt tại Jakarta thủ đô Indonesia. h.Hiệp hội du lịch Việt Nam (VTA) - Hiệp hội du lịch Việt Nam ( VietNam Tourism Asscociation) được tổ chức vào ngày 09/01/2003 tại Hà Nội. 5. Các mức chất lượng dịch vụ du lịch Sự thoả mãn của khách hàng về dịch vụ được đo lường bằng sự so sán giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ mong đợi với công thức: S = P - E Trong đó S ( satisfaction): sự thoả mãn P ( Perception): Sự cảm nhận E ( Expectation): Sự trông đợi Mối quan hệ giữa ba yếu tố, S,P,E có tính chất quyết định trong tất cả các công việc của dịch vụ. Sự cảm nhận, mong đợi của khách du lịch không chỉ phụ thuộc vào yếu tố vật chất, tâm lý, mà còn phụ thuộc vào phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo, nhu cầu chủ quan của khách hàng. 6. Chất lượng dịch vụ du lịch thường được phân theo 3 mức: tốt, trung bình, kém. - Chất lượng dịch vụ du lịch được đánh giá là tốt ( P>E): Giá trị mà khách hàng nhận được từ dịch vụ được cung cấp cao hơn mức giá trị mong đợi của khách hàng. - Chất lượng dịch vụ được đánh giá ở mức thoả mãn ( P = E): Khi giá trị mà khách hàng nhận được từ dịch vụ thực tế phù hợp với mức mong đợi của khách hàng. - Chất lượng dịch vụ bị coi là kém ( P < E): Khi giá trị mà khách hàng nhận được từ dịch vụ được cung cấp thấp hơn mức mong đợi của khách hàng. Như vậy, việc hiểu đúng những mong đợi của khách hàng cung cấp dịch vụ phù hợp là vấn đề có tính quyết định để cung ứng dịch vụ đạt chất lượng cao. 7. Các đặc trưng của chất lượng dịch vụ du lịch. - Chất lượng dịch vụ chỉ được đánh giá một cách chính xác thông qua người tiêu dùng trực tiếp ( khách du lịch) sau khi họ sử dụng dịch vụ. - Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào chất lượng các yếu tố vật chất tạo nên dịch vụ. Yếu tố vật chất tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ đồng thời nó giúp cho quá trình phục vụ khách hàng được dễ dàng hơn. - Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất lớn và đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ. (Nhân viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, họ tạo ra mỗi quan hệ với khách hàng và sự thoả mãn khách hàng tuỳ thuộc phần lớn vào trình độ và khả năng của đội ngũ nhân viên này). Bên cạnh đó, các cấp quản trị cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. - Chất lượng dịch vụ đòi hỏi tính nhất quán cao về thời gian, địa điểm, thái độ phục vụ của nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng trong tát cả các giai đoạn của toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ. Khi khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch, họ không phân tích, đánh giá trong từng dịch vụ riêng lẻ mà thường xét đoaá cả một quá trình cung ứng dịch vụ. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng dịch vụ thì phải quan tam, chăm sóc đến khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Chăm sóc khách hàng là việc mang đến cho khách hàng một sự trải nghiệm có chất lượng; là làm cho khách hàng phấn khởi với cấp độ dịch vụ được cung ứng; là việc tạo ra một hình ảnh tốt về đơn vịkinh doanh, là việc coi mọi khách hàng đề là những người khách đánh giá. Dịch vụ khách hàng tốt là yếu tố đảm bảo cho doanh nghiệp giữ được khách hàng, thu hút khách mua sản phẩm du lịch, dịch vụ tại doanh nghiệp mình chứ không đi đến một doanh nghiệp khách bán sản phẩm tương tự. 8. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch Nếu dựa vào tính tự nhiên của các yếu tố, c ó thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch thành hai nhóm: - Nhóm 1: các nhân tố khách thể, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động như: cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu ( số lượng, chủng loại, chất lượng). - Nhóm 2: các nhân tố chủ thể: chất lượng lao động, số lượng lao động, cơ cấu lao động, trình độ nghiệp vụ, phương thức quản lý, tổ chức lao động. Đối với các doanh nghiệp du lịch, chất lượng dịch vụ phục thuộc vào 3 yếu tố: - Đặc điểm của nguồn khách: Đối tượng khách du lịch khác nhau đòi hỏi các phương thức phục vụ khác nhau. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật là không thể thiếu được với việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hoá du lịch của khách du lịch. Các doanh nghiệp cần phải nâng cao và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. - Cơ cấu, chất lượng lao động: trong quá trình cung ứng dịch vụ dịch, có hai hình thức lao động: trực tiếp và gián tiếp, trong đó lao động trực tiếp chiếm phâầ lứon. Chất lượng của dịch vụ du lịch chịu sự ảnh hưởng lớn của đội ngũ lao độngtrực tiếp này. Ngoài ra, đội ngũ lao động gián tiếp và cán bộ quản lý mặc dù không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhưng cần hiểu rằng một sự quản lý tồi sẽ khó có thể cung cáp cho khách một dịch vụ hoàn hảo. 9.Nhu Cầu du lịch Nhu cầu du lịch là gì Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khách với nơi ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe, tạo sự thoải mái dễ chịu về tinh thần. + Nhu cầu thiết yếu trong du lịch là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú và ăn uống cần phải được thỏa mãn trong chuyến hành trình du lịch. + Nhu cầu đặc trưng là những nhu cầu xác định mục đích chính của chuyến đi, ví dụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, thăm viếng, tham gia lễ hội, học tập nghiên cứu. + Nhu cầu bổ sung là những nhu cầu chưa định hình trước, nó phát sinh trong chuyến hành trình du lịch như: thông tin, tư vấn, mua sắm. 10. Phân loại nhu cầu du lịch Nhu cầu thực tế - Là nhu cầu được thỏa mãn, được thực hiện trong thực tế. Được thể hiện qua số lượt khách đi du lịch trong một khoảng thời gian nào đó. Nhu cầu bị kìm chế - Nhu cầu bị kìm chế là nhu cầu của một bộ phận dân cư muốn đi du lịch nhưng không thực hiện được vì một lý do nào đó. Các nguyên nhân chủ quan có thể là: + Thu nhập thấp + Quá bận rộn Các nguyên nhân khách quan có thể là: + Hoàn cảnh gia đình + Điểm đến du lịch không đảm bảo an toàn + Phương tiên vận chuyển không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại + Cơ chế chính sách của chính phủ nơi khách đu hoặc đến không khuyến khích đi du lịch hoặc tiếp nhận khách đi du lịch. Không có nhu cầu Gồm những người có đủ điều kiện nhưng không muốn đi du lịch và những người trong suốt cuộc đời không thể đi du lịch vì lý du hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, lối sống, văn hóa,... Biên soạn lại: Nguyễn Minh Chánh THE END

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 18, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu hỏi thi tổng quan Du LịchNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ