IV: VI KHUẨN VÀ NẤM ĐỐI KHÁNG

6.2K 9 8
                                    

1. Nhóm vi khuẩn

 

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc tăng cường gieo trồng, nhiều vụ cây trồng trên một đơn vị diện tích, việc luân canh cây trồng ít được chú trọng bởi diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp, v.v. Đó là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề lớn về nguồn bệnh tồn tại lâu dài trong đất. Có nhiều loại bệnh hại cây trồng rất khó phòng trừ (Messian et al., 1991; Défago, G. 1996,...). Trong khi đó việc sử dụng biện pháp hóa học phòng trừ bệnh hại hiệu quả thường thấp, bấp bênh, giá thành đắt, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, đến hệ vi sinh vật đối kháng và côn trùng có ích. Quá trình tăng cường sử dụng thuốc hóa học đã và sẽ tạo ra những chủng, nòi vi sinh vật kháng thuốc. Mặt khác có nhiều tác nhân gây bệnh có nhiều chủng sinh lý và nòi gây bệnh khác nhau và có thể làm giảm khả năng chống chịu bệnh của các giống cây trồng,...

Trên thế giới những kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã tích lũy với một khối lượng khá lớn những kết quả thí nghiệm và thực nghiệm về việc sử dụng các vi sinh vật đối kháng (nấm, vi khuẩn,...) trong phòng chống bệnh hại cây trồng, nhất là nhóm bệnh hại có nguồn gốc trong đất (nấm, vi khuẩn, tuyến trùng,v.v.). Việc ứng dụng biện pháp sinh học phòng chống bệnh hại cây trồng đây là hướng chiến lược, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng trừ tổng hợp bệnh hại cây trong hiện tại và tương lai.

1.1. Danh lục vi khuẩn sử dụng

1. Bacillus subtilis

2. Bacillus mycoides

3. Pseudomonas spp. fluorescents

4. Pseudomonas cepacia

5. Pseudomonas stutzeri

6. Pimelobacter sp.

7. Agrobacterium radiobacter K84 (không gây bệnh)

và một số loài vi khuẩn đối kháng khác đã và đang được sử dụng trong phòng trừ bệnh hại cây trồng.

1.2. Vai trò của vi khuẩn đối kháng

Các loài vi khuẩn đối kháng (VKĐK) đều thuộc hệ vi sinh vật sống ở vùng rễ cây trồng và sống hoại sinh trong đất (Schlegel, 1981). Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hiệu lực của vi khuẩn đối kháng với các tác nhân gây bệnh cây (do vi khuẩn và nấm). Kết quả nghiên cứu cho thấy các loài vi khuẩn đối kháng có thể bảo vệ cây trồng, chống lại các vi sinh vật gây bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt (Weller, 1988; Défago et Haas, 1990; Kloepper, 1993).

Cơ chế tác động của vi khuẩn đối kháng  thể hiện :

-          Vi khuẩn đối kháng có khả năng cạnh tranh với nguyên tố dinh dưỡng sắt (Fe) (Scher, 1986).

-          Vi khuẩn đối kháng có thể sản sinh ra cyanide, quy nạp (làm tăng) tính chống chịu của cây, sản sinh ra chất kích thích sinh trưởng và có khả năng phân giải độc tố do vi sinh vật gây bệnh tiết ra (Utsumi et al., 1988; Toyoda et al., 1988).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 24, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

IV: VI KHUẨN VÀ NẤM ĐỐI KHÁNGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ