tiếp theo

12 4 0
                                    

Đọc tới đây chắc hẳn sẽ có những người đọc tức giận mà làm trà sữa tràn lên tới não, cảm thấy phẫn nộ, ngậm bánh tráng trộn mà chỉ nuốt chứ không thèm nhai, chùi bàn chỉnh ghế mà hét lên rằng : "Tên Lang này chỉ giỏi nói khoát, thế gian sao có thể có những chuyện đáng sợ đến như vậy, chẳng lẽ cứ gặp nạn đói là phải ăn người à, không còn cái gì khác để ăn nữa hay sao ?"

Phải rồi, là ta sai. Có gì thì ngươi cứ bỏ ăn năm ngày rồi tìm tới gặp ta, ta sẽ đút cho ngươi một muỗng mắm tôm thượng hạng rồi chân thành cúi đầu xin lỗi ngươi. Còn về câu hỏi kia, thì đúng vậy, đúng là những năm đó vẫn còn cái khác để ăn. Chính là 'cạp đất mà ăn'.

Món bánh đất.

Dùng đất bùn nhão nặn thành bánh rồi phơi khô mà ăn, cái này thì hẳn nhiều người đã nghe, đến nay vẫn còn xuất hiện ở nhiều nơi, không chỉ trong nước mà ở nước ngoài cũng có. Món bánh này trong những ngày no đủ thì quả thú vị, có thể vừa ăn vừa cười đùa, vừa chụp hình đăng báo... Nhưng trong những ngày đói, thứ bánh đất kia, sẽ vừa là mộng đẹp, vừa là ác mộng.

Ăn bánh đất có thể khiến người ta vơi đi cơn đói, khiến cái đầu nghĩ rằng mình đã được cho ăn no. Nhưng nếu chỉ ăn mỗi đất mà thôi, thì ngươi sẽ chết. Bởi đất không có đủ chất bổ dưỡng (là bổ với cây cối, chứ không bổ với ngươi), cũng không tiêu, ngươi nuốt một cái vào bụng, thì nó sẽ cứ nằm hoài ở đó.

Trong nạn đói người ta hay thấy những cái xác, ốm o xương thịt teo rút, nhưng bụng thì bự, trong nắng gió mà trương phình lên. Đó là vì trong đó toàn đất. Giữa nạn đói, cảm thấy no nhưng lại chết vì đói, cái gọi mộng đẹp trong cơn ác mộng chính là như vậy.

Có nhà thầy đồ kia có bốn người con. Người cha coi như là kẻ có chút chữ nghĩa trong đầu, cũng biết nghĩ sâu tính xa. Ngày thường ngoài ngân lượng ra, ông còn tích lũy lương thực, lâu lâu lại thay mới để tránh ẩm mốc hư hỏng. Khi nạn đói ập đến, thầy đồ suy đoán lượng lương thực có trong nhà chỉ đủ cầm cự được 2 tháng, mà kinh nghiệm cho thấy mỗi mùa đói thường kéo dài từ 6 tháng trở lên (cũng là thời gian thông thường của một vụ mùa).

Vậy nên ông ta mới quyết định làm bánh đất, để cả nhà ăn xen kẽ các ngày, hy vọng có thể kéo dài thời gian được nhiều nhất có thể. Đầu tiên là ba ngày ngũ cốc, một ngày bánh đất, rồi còn hai ngày ngũ cốc, một ngày bánh đất. Đến đỉnh điểm của nạn đói thì ba ngày bánh đất, một ngày ngũ cốc. Và lượng ngũ cốc thì ít dần, còn đất thì có sẵn ngoài sân.

Nãy giờ ta vẫn chưa hề miêu tả về sự khủng khiếp của cơn đói lên một người, bởi ta biết miêu tả cũng vô ích, trừ khi đã thực tế trải qua, nếu không các ngươi sẽ không tin đâu. Trong sử sách nếu lục tìm, có ít nhất là 10 câu chuyện về các vị vua vì đói quá mà phải ăn thịt người, trong đó có một truyện nổi tiếng mà hẳn tất cả ai cũng biết, chính là câu chuyện về tết Hàn Thực đó.

Bốn người con của ông thầy đồ quả thật đã bị cơn đói che mờ lý trí, chúng quyết định canh lúc cha của mình không để ý, trộm lấy chìa khóa nhà kho, định ăn một bữa cho thỏa mãn, rồi sau có chết thì cũng cam tâm. Thế là đêm đó chúng làm thật, quả là không gì sung sướng bằng lúc đói được ăn no.

Sáng hôm sau thầy đồ đến nhà kho, thì mới uất hận đau đớn mà chết ngay tại chỗ. Là do đêm qua khi đã ăn hết số ngũ cốc còn lại, vì vẫn chưa thỏa cơn đói nên đám kia mới quay sang ăn bánh đất ở gần đó, càng ăn càng no, càng no thì càng sung sướng. Cuối cùng sình bụng lăn ra chết ở đó, khi trên mặt vẫn còn nụ cười thõa mãn.

Câu tục ngữ : "Thầy đồ bỏ ngô ăn đất". Cũng là từ đó mà ra, ý có hai nghĩa, một là khen những người biết lo xa, biết lấy ngắn nuôi dài. Nghĩa còn lại là muốn nhắc nhở, kết quả không phải cứ tính toán là được, còn phụ thuộc vào việc đi chung xuồng với ai nữa.

****

Trương Lang Vương.

****

THỨC ĐỌC TRUYỆN MA HEM???Dove le storie prendono vita. Scoprilo ora