Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

4K 4 1
                                    

2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh nên nó cũng có những đặc điểm của bảo lãnh nói chung và cũng chứa đựng những đặc điểm riêng biệt để phân biệt với các loại hình bảo lãnh khác.

Thứ nhất, về tính chất pháp lí, bảo lãnh ngân hàng là loại giao dịch thương mại (hay hành vi thương mại) đặc thù.

Tính thương mại thể hiện ở chỗ các tổ chức tín dụng với tư cách là một loại thương nhân thực hiện trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Tính đặc thù thể hiện ở chỗ một mặt bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín dụng thực hiện mặt khác khi thực hiện bảo lãnh các tổ chức tín dụng phải sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng. Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng còn chịu sự chi phối của một số quy tắc pháp lý riêng chỉ áp dụng cho hành vi bảo lãnh có tính chất chuyên nghiệp.

 Thứ hai, về chủ thể, hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do loại chủ thể đặc biệt là tổ chức tín dụng thực hiện. Do bảo lãnh ngân hàng là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao, đòi hỏi phải có các điều kiện về vốn và về kỹ thuật chuyên môn cao, nên chỉ có các tổ chức tín dụng mới thực hiện được.

Thứ ba, trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tính dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh (giống như bất kì người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự) mà còn có thêm tư cách của nhà kinh doanh ngân hàng, tức là điều kiện pháp lý ràng buộc cao hơn, chặt chẽ hơn.

 Thứ tư, giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả là tạo lập hai hợp đồng, hợp đồng bảo lãnh (giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh) và hợp động cấp bảo lãnh (giữa tổ chức tín dụng và bên được bảo lãnh). Hai hợp đồng này có quan hệ nhân quả với nhau ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn hoàn toàn độc lập với nhau. Tổ chức tín dụng với tư cách là người cung cấp dịch vụ bảo lãnh đồng thời là người cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được bảo lãnh có hai mối quan hệ pháp lý với hai đối tác khác nhau và do đó phải hành động mang tính độc lập trên cơ sở quyền và nghĩa vụ trong từng hợp đồng.

Thứ năm, giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay ba bên mà là giao dịch “kép”. Vì để đạt được mục đích là phát hành cam kết bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng thì tổ chức tín dụng không thể không kí kết hai hợp đồng theo thứ tự: hợp đồng cấp bảo lãnh trước rồi đến hợp đồng bảo lãnh

Thứ sáu, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên các chứng từ. Các mối quan hệ của các bên liên quan đều phải được thể hiện bằng văn bản, các văn bản này là bằng chứng chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch và là cơ sở pháp lý ràng buộc các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với bên kia

Thứ tám, bảo lãnh ngân hàng là bảo lãnh vô điều kiện (hay còn gọi là bảo lãnh độc lập). Khi người được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng thì nếu bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp thì ngân hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà không phụ thuộc vào việc bên được bảo lãnh có khả năng tự thực hiện nghĩa vụ của họ hay không. Sự ghi nhận tính chất vô điều kiện trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng là đảm bảo tương đối chắc chắn cho lợi ích của người nhận bảo lãnh, đồng thời cũng là lợi thế của bảo lãnh ngân hàng so với các hình thức bảo lãnh khác không phải do tổ chức tín dụng thực hiện

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 19, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ