Vai tro cua ngan sach nha nuoc

26.9K 7 7
                                    

Vai trò của NSNN

NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, vai trò của NSNN bao giờ cũng gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của NSNN có thể xem xét trên một số mặt sau đây:

3.1. NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước.

Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Các nhu cầu chi tiêu của nhà nước được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế. Đây là vai trò lịch sử của NSNN, được xuất phát từ tính nội tại của phạm trù tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, NSNN đều phải thực hiện và phát huy.

Để phát huy vai trò của NSNN trong quá trình phân phối, huy động các nguồn tài chính của xã hội cho nhà nước cần thiết phải xác định:

- Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sớ để hình thành nguồn thu của nhà nước.

- Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho nhà nước và thực hiện các khoản chi của nhà nước.

- Tỷ lệ động viên (tỷ suất thu) của nhà nước trên GDP.

.2. NSNN là công cụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững.

Thông qua các khoản chi kinh tế và chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển những ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường; đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu..., Chính phủ có thể tạo điều kiện và hướng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào những lĩnh vực, những vùng cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới cũng như tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Các khoản chi này của NSNN không thu hồi trực tiếp, nhưng hiệu quả của nó lại được tính bằng sự tăng trưởng của GDP, sự phân bố chung hợp lý của nền kinh tế hoặc bằng các chỉ tiêu khác như tạo ra khả năng tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ...

Thông qua thu ngân sách mà chủ yếu là thuế cũng góp phần định hướng phát triển sản xuất. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định miễn, giảm thuế... có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp. Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hút được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết, ngược lại, một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh.

Rõ ràng là chính sách thu, chính sách chi ngân sách gắn liền với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ trực tiếp cho chính sách này của Nhà nước.

3.3. NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu chi phối đến giá cả thị trường rất mạnh mẽ. Mọi sự biến động của giá cả trên thị trường đều có nguyên nhân từ sự mất cân đối giữa cung và cầu. Để ổn định giá cả, chính phủ có thể thông qua công cụ NSNN để tác động vào cung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường. Sự tác động này có thể được thực hiện theo hai hướng: thu và chi NSNN. Cụ thể:

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 26, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Vai tro cua ngan sach nha nuocNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ