tình hình đất nước sau cách mạng tháng 8/1945

40.6K 14 3
                                    

ngay sau cách mạng tháng 8 /1945 , nước việt nam dân chủ Cộng hòa đứng trước tình thế hiểm nghèo như " ngàn cân treo sợi tóc "
-----> Bắc vĩ tuyến 16: Hơn 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc và tay sai tràn vào miền Bắc , gây khó khăn cho chính quền CM
- Nam vĩ tuến 16 ; hơn 1 vạn quân anh kéo vào giải giáp quân nhật, đã tạo điều kiện cho pháp trở lại xâm lược nước ta 
- bọn phản động trong nước ngốc đầu dậy làm tay sai chống phá CM
- chính quền CM còn non trẻ , lực lượng vũ trang còn yếu
- hậu quả của nạn đói đầu năm 1945 vẫn chưa khắc phục được, tiếp đó lụ lụt, nhà máy trong tay tư bản , hàng hóa khan hiếm , đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
- di sản văn hóa lạc hậu, hon 90% dân số mù chữ, tồn tại nhiều tệ nạn xã hội
-ngân quỹ nhà nước trống rỗng , chính quyền chưa quản lý được ngân hàng Đông dương
-..........
:) Chúc Mọi Người Luôn Thành Công !!! * HồngGái_1994*



Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời, nhà nước công nông do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã phải đương đầu với bao thế lực “thù trong giặc ngoài” đang lăm le bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ. Đó là 20 vạn quân Tưởng tràn vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật, là quân Anh vào tước vũ khí quân Nhật ở miền Nam và theo sau là quân Pháp muốn trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Đó là bọn Việt quốc, Việt cách bám gót quân Tưởng về nước chống phá cách mạng là bọn tay sai của thực dân, bọn địa chủ phong kiến phản cách mạng …. Trước tình cảnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, vận dụng phương châm “”Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chí Minh đã phân hoá và lần lượt gạt bỏ từng kẻ thù, phá thế lưỡng đầu thọ địch, giữ vững được chính quyền cách mạng. Hồ Chí Minh đã đứng vững trên chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, lúc này là “dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”. Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã chủ trương hoà với Tưởng để đối phó với Pháp ở miền Nam, sau đó lại tạm hòa với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc, và như vậy là đuổi luôn bọn Việt Quốc, Việt Cách theo đuôi quân Tưởng. Còn lại kẻ thù chính là thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch lại ra sách lược “hoà để tiến” bằng Hiệp định sơ bộ ngày 06/3/1946 và sau đó là Tạm ước ngày 14/9/1946, đã tạo thời gian quý báu cho chính quyền cách mạng củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Hiệp định sơ bộ là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo “Một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về nhân nhượng có nguyên tắc”. Như vậy, với những sách lược ngoại giao tài tình, sáng suốt Hồ Chí Minh đã lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua được bão tố phản cách mạng của năm 1946, đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành thắng lợi mới.
Cũng sau ngày ta giành chính quyền về tay nhân dân, một bộ phận đáng kể trong tầng lớp trung gian, tầng lớp trên, tầng lớp trí thức còn chưa hiểu và e ngại Đảng Cộng sản. Để thu phục nhân tâm, đoàn kết toàn dân, tháng 11 năm 1945 Đảng ta tuyên bố “tự giải tán”, “sự thật là Đảng rút vào bí mật. Và dù là bí mật, Đảng vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân” (Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Đến Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2-1951), khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng lớn mạnh, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi, Đảng và Bác chủ trương Đảng ra hoạt động công khai với tên mới Đảng Lao động Việt Nam, kế thừa truyền thống của Đảng Cộng sản Đông Dương đảm nhận sứ mệnh lịch sử trọng đại vừa tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa có nghĩa vụ giúp đỡ các Đảng cách mạng ở Lào và Campuchia đấu tranh giành thắng lợi. Như vậy dù hoạt động bí mật hay công khai, dù mang tên Đảng Cộng sản, Đảng Lao động hay Đảng nhân dân cách mạng, dù “vạn biến” như thế nào, nhưng bản chất “bất biến” là Đảng ta vẫn là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Trong những năm đấu tranh giải phóng miền Nam và xây dựng CNXH ở miền Bắc, cách mạng Việt Nam với tinh thần “tự lực cánh sinh là chính, song sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế là vô cùng quan trọng, nhất là sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc. Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nước ta với liên Xô và Trung Quốc để tranh thủ sự giúp đỡ của hai nước này cho cách mạng Việt Nam khi mà Liên Xô và Trung Quốc có những bất đồng lớn (Đúng là “Hồ Chí Minh đã khéo lái con thuyền Việt Nam đi giữa hai ngọn sóng Xô – Trung trong thập kỷ 60”).. Vì chân lý “Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”, vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên cả nước, cách mạngViệt Nam đã sẵn sàng đối phó với cái “vạn biến” của kẻ thù. Từ Chiến tranh đặc biệt đến Chiến tranh cục bộ rồi Việt Nam hoá chiến tranh thì phương pháp cách mạng Việt Nam cũng đã có chiến lược hai chân ba mũi đánh địch bằng ba thứ quân, trên ba chiến lược diệt địch để làm chủ, làm chủ để diệt địch, kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng…
Như vậy, có thể nói cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác là nhờ có phương pháp cách mạng đúng đắn, trong đó có sự vận dụng linh hoạt phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Aug 22, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

tình hình đất nước sau cách mạng tháng 8/1945Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ