ap dung phap luat

13.5K 5 0
                                    

8/ Áp dụng pháp luật

* Định nghĩa: áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

. Đặc điểm của áp dụng pháp luật.

- áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước.

+ Chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: pháp luật quy định mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện 1 số hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Trong quá trình áp dụng pháp luật, pháp luật được coi là phương tiện, công cụ cần thiết để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình.

+ Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành áp dụng pháp luật không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng.

+ Sự áp dụng này có tính bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và chủ thể liên quan.

+ Trong trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước.

- áp dụng pháp luật là hoạt động có hình thức, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ.

+ Pháp luật quy định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ áp dụng pháp luật.

+ Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó.

- áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt , cụ thể đối với các quan hệ xã hội.

+Đối tượng của hoạt động áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội yêu cầu sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những mệnh lệnh quy phạm chung.

+ Bằng hoạt động áp dụng pháp luật, những quy phạm pháp luật nhất định được cá biệt hóa, cụ thể hóa vào đời sống xã hội.

- áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo.

+ Khi áp dụng pháp luật cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sácg tỏ cấu thành pháp lý, lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng và tổ chức thi hành.

+ Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ cần vận dụng 1 cách sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự.

* Định nghĩa: áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

So sánh VBQPPL và VBADPL

VB QPPL và VB ADPL có những điểm khác nhau cơ bản sau:

- VB ADPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng do phải ADPL mới ban hành. VB QPPL cũng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng có thể phối hợp ban hành với các hình thức khác do pháp luật quy định.

- VBADPL được bảo đảm bừng sự cưỡng chế của nhà nước. VB QPPL chủ yếu bằng các biện pháp như tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế, chỉ trong các TH cân thiết thì thi hành = các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc khác.

- VB ADPL có tính chất cá biệt điều chỉnh áp dụng 1 lần với các cơ quan tổ chức, cá nhân cụ thể trong các QPPL. VB QPPL chứa đựng những quy tắc xử sự chung.

- VB ADPL phải phù hợp với thực tiễn khách quan và đòi hỏi có sự sáng tạo còn VB QPPL thì mang tính chất nguyên tắc, cứng nhắc.

- VB ADPL đc thể hiện dưới 1 số hình thức xác định như bản án, quy định, lệnh.... VBQPPL có nguyên tắc xây dựng và ban hành đc lập thành hệ thống VBQPPL và có nhiều hình thức hơn VB ADPL

- VB ADPL làm yếu tố của sự kiện pháp lý nên khi áp dụng nó phải quy định rõ độ tuổi, năng lực hành vi, sự tự nguyên của các bên trong VB. Trong VB QPPL thì không cần thiết có điều này.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 14, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

ap dung phap luatNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ