 Dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận, tranh luận thậm chí va đập ý kiến thì không thể có ý kiến phán xét đánh giá chung được đông đảo người dân chia sẻ và ủng hộ.

Bằng con đường thảo luận, va đập ý kiến, cho phép tách ra những điểm chung trong các ý kiến cá nhân và tăng tỷ trọng hợp lý của ý kiến cuối cùng.

 Ý nghĩa: để tạo luồng dư luận tích cực nhằm ủng hộ phong trào vận động xã hội thì điều kiện tiên quyết cần phải được đảm bảo đó là chuyển hóa những mối quan tâm mang tính chất nhóm, bộ phận trở thành mối quan tâm của đông đảo người dân. Hay nói cách khác chúng ta phải có công tác tuyên truyền vận động đến với đông đảo người dân. Chính ở đây lời dạy của Lênin: Tư tưởng trở thành sức mạnh vật chất khi nó chiếm lĩnh được trí óc của triệu triệu người.

3.Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội?

a) Nhóm yếu tố thuộc về khách thể của dư luận xã hội:

Dư luận xã hội hình thành nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, rộng hay hẹp, theo khuynh hướng này hay khuynh hướng khác phụ thuộc vào

- Ý nghĩa thực tế và mối quan hệ của sự kiện, hiện tượng đối với nhu cầu, lợi ích của người mang dư luận. Ví dụ:

+ Những sự kiện liên quan trực tiếp tới lợi ích đại bộ phận người dân (chiến tranh, sự phá giá tiền tệ, dịch bệnh...)

+ Những sự kiện, hiện tượng bất ngờ

- Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị xã hội của đất nước.

Bên cạnh đó cũng cần thiết nhận thức rằng, trong bất cứ xã hội nào quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền được thông tin về các vấn đề chung luôn luôn có giới hạn bởi vì cần phải tính đến những vấn đề có ý nghĩa bí mật quốc gia, bất lợi cho thể chế chính trị của đất nước và những vấn đề gây tổn hại đến hình ảnh của dân tộc hoặc nền tảng đạo đức xã hội.

b) Các yếu tố thuộc về chủ thể dư luận xã hội:

- Trình độ văn hóa của chủ thể: Dư luận xã hội là quá trình mang tính trí tuệ, nên tri thức của chủ thể có ảnh hưởng lớn đến sự đánh giá, phán xét. Chủ thể có trình độ văn hóa cao thì càng có xu hướng tích cực tham gia vào việc đánh giá các hiện tượng, sự kiện diễn ra trong đời sống xã hội. Theo số liệu điều tra xã hội học, công nhân tham gia trao đổi thời sự, chính sách: 24,58%, nông dân: 16,3%, cán bộ quản lý 29,82%. Như vậy trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ nghề nghiệp của các tầng lớp dân cư đã ảnh hưởng đến phương thức trao đổi, nội dung trao đổi, sự thống nhất ý kiến đánh giá các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội.

- Điều kiện sống, phong tục tập quán, độ tuổi của tầng lớp dân cư cũng ảnh hưởng đến nội dung, phương hướng đánh giá các sự kiện, hiện tượng

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 08, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Du luan xa hoiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ