Mối quan hệ nhà-làng nươc (st)

Bắt đầu từ đầu
                                    

Nước: Là một cộng đồng siêu làng/dân tộc. Khi cộng đồng người đã tiến tới trình độ dân tộc thì cộng đồng làng lớn nhất là nước, là dân tộc. Con người Việt Nam trong lịch sử, từ rất lâu đã là con người vừa của làng, vừa của nước ''sống ở làng sang ở nước''.

Như vậy, cơ cấu xã hội Việt Nam truyền thống: xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp, văn hoá Việt Nam là văn hoá nông nghiệp. Trong xã hội đó, gia đình, làng là đơn vị xã hội cơ sở, là hai yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ hệ thống xã hội Việt Nam. Đặc trưng cơ cấu xã hội Việt Nam truyền thống là những gia đình tiểu nông trong những làng xã tiểu nông.

Mối quan hệ kiềng ba chân Nhà - Làng - Nước chính là triết lý, là ý thức cộng đồng của người Việt. "Trong lịch sử lâu dài của nước ta, hệ thống cơ cấu Nhà - Làng - Nước là cột trụ làm nên sức sống của dân tộc, nó là ba cái khâu của một sợi dây chuyền không gì phá vỡ nổi, mỗi khâu đều có tầm quan trọng của nó"

Ở Việt Nam, mối quan hệ Nhà- Làng- Nước là mối quan hệ hữu cơ, máu thịt. Có làng mới có nước. Nước hình thành trên cơ sở làng. Mọi người đều gắn bó với làng, với nước. Xây dựng bảo vệ làng là xây dựng bảo vệ nước. Ngược lại, chống lại làng là chống lại nước. Không có ai yêu nước mà không yêu làng. Mối quan hệ Làng- Nước bền chặt như vậy nên trong lịch sử đã có lúc mất nước nhưng không mất làng. Chúng ta có thể thấy thể liên kết cộng đồng Việt Nam chủ yếu theo ba cấp cộng đồng theo trục dọc: Nhà - Làng - Nước. Nhà = Gia đình là tế bào của xã hội. Làng là cộng đồng kết hợp quan hệ láng giềng (xóm làng) với quan hệ huyết thống (họ), mang tính tự quản cao. Nước là quốc gia dân tộc. Năm 1804 vua Gia Long cũng nhận thức sâu sắc sự liên kết cộng đồng làng và nước khi nói: "Nước là họp các làng mà thành. Từ làng mà đến nước, dạy dân nên tục, vương chính lấy làng làm trước". Chúng ta sẽ xét mối quan hệ này trên các bình diện : kinh tế, văn hoá, xã hội.

 Mối liên hệ về kinh tế:

Như chúng ta đã phân tích ở trên. Gia đình Việt Nam truyền thống chủ yếu lấy kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước làm nghề nghiệp chính. Do yêu cầu cần phải hợp tác nên đã dẫn đến sự hình thành làng xã và ở mức độ cao hơn là sự hình thành nhà nước như một biểu hiện cao nhất của sự hợp tác này. Mối quan hệ Nhà- Làng- Nước về kinh tế thể hiện qua nền kinh tế tiểu nông. Kinh tế đất nước hay kinh tế trong phạm vi làng xã đều lấy kinh tế hộ gia đình làm cơ sở.

Thực tế lịch sử cho thấy khi kinh tế hộ gia đình phát triển, ổn định thì kinh tế làng xã hay kinh tế đất nước phát triển, ngược lại khi kinh tế hộ gia đình kém phát triển hay suy yếu thì kinh tế đất nước cũng gặp nhiều khó khăn. Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, sức mạnh của làng xã hay Nhà nước đều phải dựa vào nông dân. Đồng thời mỗi nhà muốn phát triển kinh tế đều phải nhờ vào cộng đồng làng xã và nhà nước. Nghề nông trồng lúa nước bắt buộc ngưòi nông dân phải tát nước khi ruộng đồng thiếu nước và tháo nước ra khi thừa nước, trong hoàn cảnh đó một gia đình riêng rẽ không thể nào tự mình trồng lúa nước được. Do đó phải có tổ chức đoàn kết gắn bó mọi người dân vào một thể cộng đồng chung tức làng xã để điều hòa quyền lợi.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 03, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Mối quan hệ nhà-làng nươc (st)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ