Chương III Chương III: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức

13.2K 0 0
                                    

Chương III:

Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức

I. Sự hình thành và phát triển tâm lý

1. Sự nảy sinh và hình thành tâm lý về phương diện loài người

1.1. Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý

- Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý đầu tiên dưới hình thức nhạy cảm hay gọi là tính cảm ứng, xuất hiện ở sinh vật có hệ thần kinh hạch.

- Tính nhạy cảm xuất hiện cách đây 600 triệu năm

1.2. Các thời kỳ phát triển tâm lý

- Xét theo mức độ phản ánh:

+ Thời kỳ cảm giác

+ Thời kỳ tri giác

+ Thời kỳ tư duy

- Xét về nguồn gốc nảy sinh:

+ Thời kỳ bản năng

+ Thời kỳ kỹ xảo

+ Thời kỳ hành vi trí tuệ

2. Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể

Khái niệm: là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới chất lượng mới và diễn ra theo một quy luật đặc thù

Các giai đoạn phát triển tâm lý cá thể

- Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi: hoạt động chủ đạo là giao tiếp cảm xúc trực tiếp

- Giai đoạn trước tuổi học: hoạt động chủ đạo là chơi với đồ vật và vui chơi

- Giai đoạn tuổi đi học: họat động chủ đạo là học tập, lao động và hoạt động xã hội

II. Sự hình thành và phát triển ý thức

1. Khái niệm chung về ý thức

1.1. Ý thức là gì?

- Khái niệm 1: ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu đựơc các tri thức mà con người đã tiếp thu được.

- Khái niệm 2: ý thức là chức năng tâm lý cao cấp của con người. Con người nhờ ngôn ngữ đã biến hình ảnh tâm lý vừa mới được phản ánh thành đối tượng khách quan để tiếp tục phản ánh về nó tạo nên trong vỏ não hình ảnh tâm lý mới hơn, nhờ đó hoạt động của con người được định hướng cao hơn, tinh vi hơn, có mục đích rõ ràng hơn.

- Khái niệm 3: ý thức là năng lực hiểu được các tri thức về thế giới khách quan và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản thân mình. Nhờ đó con người có thể cải tạo thế giới khách quan và hoàn thiện bản thân mình.

1.2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức

- Năng lực nhận thức một cách khái quát và bản chất về hiện thực khách quan

- Khả năng xác định thái độ đối với hiện thực khách quan

- Khả năng sáng tạo

- Khả năng nhận thức về mình và xác định thái độ đối với bản thân mình.

1.3. Cấu trúc của ý thức

- Mặt nhận thức: nhận thức cảm tính là tầng bậc thấp, nhận thức lý tính là tầng bậc cao hơn

- Mặt thái độ: thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thể đối với thế giới

- Mặt năng động: Điều chỉnh, điều khiển hoạt động của con người làm cho hoạt động của con người có ý thức

2. Sự hình thành và phát triển ý thức của con người

2.1. Sự hình thành và phát triển tâm lý ý thức về phương diện loài người

- Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức:

+ Con người hình dung ra mô hình của sản phẩm trước khi làm ra(ví dụ về con ong và người kiến trúc sư).

+ Ý thức được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động

+ Con người có ý thức đối chiếu sản phẩm để hòan thiện sản phẩm

- Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức

+ Là công cụ để con người xây dựng và hình dung ra mô hình tâm lý của sản phẩm và cái cách để làm ra nó.

+ Giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động

+Giúp con người phân tích, đối chiếu đánh giá sản phẩm

+Giúp con người trao đổi thông tin, thông báo cho nhau, phối hợp với nhau

+Giúp con người ý thức về bản thân mình, về người khác.

2.2. sự hình thành ý thức và tự ý thức về phương diện cá nhân

- Hình thành trong h.động và thông qua sản phẩm hoạt động của cá nhân đó

- Hình thành trong sự giao tiếp với người khác và nhận thức vê người khác

- Hình thành bằng con đường tiếp thu ý thức xã hội, nền văn minh của dân tộc và nhân loại

- Hình thành bằng con đường tự phân tích hành vi của mình và tự quan sát

3. Các cấp độ của ý thức

3.1. Cấp độ chưa ý thức

3.2. Cấp độ ý thức, tự ý thức

3.3. Cấp độ ý thức nhóm và ý thức tập thể

4. Chú ý- điều kiện của hoạt động có ý thức

4.1. Khái niệm

Chú ý là sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng, để định hướng hoạt động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả.

4.2. Phân loại chú ý

- Chú ý không chủ định

- Chú ý có chủ định

- Chú ý " sau chủ định"

4.3. Các thuộc tính cơ bản của chú ý

- Sức tập trung của chú ý:mức độ chú ý ít hay nhiều

- Sự bền vững của chú ý: thời gian chú ý

- Sự phân phối chú ý: khả năng phân tán sức tập trung

- Sự di chuyển chú ý

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 26, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chương III	Chương III: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thứcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ