NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

44.5K 46 37
                                    

IX

NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Xung quanh khái niệm ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học

Ngôn ngữ trong tất cả tính chất thẩm mĩ của nó là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn từ thì không thể có tác phẩm văn học (phi ngôn ngữ bất thành văn). Trong tác phẩm văn học, ngôn từ là phương tiện để cụ thể hoá và vật chất hoá sự biểu hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện v.v... Nguyễn Tuân đã định nghĩa về nghề văn như sau: "Nghề văn là nghề của chữ - chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh"(1). Bàn về ngôn từ trong văn học, M.Goocki cho rằng: "Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học".

Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là ngôn từ toàn dân đã được nghệ thuật hoá. Ngôn từ đã được chọn lọc, gọt rũa, trau chuốt,... và đặc biệt ngôn từ ấy phải đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ, xúc cảm được nhận biết thông qua những rung động tình cảm. Điều đó khác hẳn với những xúc cảm khoa học - những rung động thông qua suy lý và chứng minh. Ví dụ bài thơ "Lũ ngẩn ngơ" (Hồ Xuân Hương); "Núi đôi" (Vũ Cao), v.v...

Ngôn từ của tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật. Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng đều được viết hoặc được kể bằng lời (văn học viết hoặc văn học dân gian - truyền miệng). ở phương diện thể loại văn học có lời thơ, lời văn. ở phương diện chức năng và các thành phần cấu tạo của lời văn nghệ thuật có lời tác giả, lời nhân vật, lời trực tiếp, lời gián tiếp... nói chung gọi là lời văn. Lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học.

Lời văn thực chất là một dạng ngôn từ tự nhiên đã được nhà văn tổ chức theo quy luật nghệ thuật về mặt nội dung, phương pháp, phong cách, thể loại, được đưa vào hệ thống giao tiếp khác mang chức năng khác (không phải giao tiếp thông thường như lời nói thông thường).

Lời nói thông thường Lời văn tác phẩm

- Giải quyết các nhiệm vụ tức thời, một lần.

- Phụ thuộc vào hoàn cảnh nói người nói đó là ai, nói trong trường hợp nào... thì người nghe mới hiểu được tách khỏi hoàn cảnh đó, lời nói sẽ trở nên vô nghĩa và vô giá trị.

- Lời nói thông thường không trọn vẹn, đầy đủ.

- Lời nói thông thường có nhiều các để diễn đạt một ý. - Ngược lại, có tham vọng trở thành lời nói cho nhiều lần, lời nói với muôn đời.

- Ngược lại, lời văn nghệ thuật lại có khả năng tương đối độc lập với hệ thống giao tiếp tự nhiên thông thường, nghĩa là lời văn nghệ thuật có thể bị tách rời ngữ cảnh giao tiếp tức thời và tham gia vào nhiều ngữ cảnh khác.

- Lời văn luôn là một hiện tượng trọn vẹn, đầy đủ để tự nó thuyết minh ý nghĩa của nó trong môi trường giao tiếp văn học.

- Nhà văn hoàn thiện văn bản, tức là đã tạo thành lời văn duy nhất, cách nói duy nhất biểu đạt được ý, tình định nói.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 24, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌCNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ