Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo

28.7K 35 1
                                    

Nam Cao - một trong những cây bút xuất sác nhất của dòng văn học hiện thực,phê phán trước Cm tháng tám .ông nổi tiếng với các sáng tác về đề tài người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. tiêu biểu cho đề tài về người nông dân và trí thức tiểu tư sản.Tiêu biểu cho đề tài về người nông dân là tác phẩm "Chí Phèo " với nhân vật tên Chí .Một con người bất hạnh nàm trong vòng xoáy bi kịch cự tuyệt quyền làm người. Khác hẳn với các nhà văn hiện thực phê phán đương thời,trong tác phẩm "Chí Phèo",Nam Cao không đi sâu vào miêu tả quá trình đói cơm rách áo, bần cùng khốn khổ...của người nông dân ,mặc dù trong thực tế ,đó cũng là hiện thực phổ biến. Nam CAo trăn trở, băn khoăn sy ngẫm nhiều hơn về một hiện thực còn thảm khốc ,bức xúc hơn cả đói rét bần cùng,đó là hiện thực về sự tha hóa, một mối đe dọa thảm khốc trong xã hội đương thời,về nhân phẩm bị vùi dập,chà đạp bởi một bộ máy thống trị tạn bạo .Vấn đề nhâm phẩm,vấn đề quyền con người được đặt ra,chi phối cảm hứng sáng tạo trong nhiều sáng tạo của Nam Cao,trong đó Chí Phèo là tác phẩm thể hiện trực tiếp,tập trung mãnh liệt hơn cả . Mở đầu tác phầm là tiếng chửi ngoa ngoắt , thách thức của Chí Phèo đang ngật ngưỡng trong cơn say "Hắn vừa đi vừa chửi.Bao giờ cũng thế, cứ rươu song là hắn chửi .Bắt đầu hắn chửi trời .Có hề gì trời nào của riêng nhà nào?Rồi hắn chửi đời.Thế cũng chẳng sao :đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai .Tức mình ,hằn chửi tất cả làng Vũ Đại .Nhưng cả làng Vũ Đại , ai cũng tự nhủ "Chắc nó trừ mình ra !"Tức thật ! ờ thế này thì tức thật Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn .Nhưng cũng không ai ra điều .Mẹ kiếp ! Thế có phí rươu không? Thế có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này .Đẻ ra cái thằng Chí Phèo "đây là mội tiếng chửi của một tên say rượu, một tiếng chửi vô thức .Nhưng nhiều khi vô thức ,con người lại thể hiện chính mình nhiều hơn khi thức .Qua tiếng chửi của Chí Phèo ta cảm thấy như đang đối diện với một người - vật quái gở và đơn độc ở tận cùng của sự đau khổ của mình.Và cũng qua lời chửi của Chí Phèo ta cảm thấy được 3 thái độ khác nhau,đó là thái độ hằn học thù địch của Chí Phèo , thái độ khinh miệt dửng dưng của người đời đối với Chí , thái độ phẫn uất của tác giả thể hiện qua giọng văn vừa xót xa vừa tàn nhẫn .Trước kia Chí rất lương thiện . Chỉ sau khi ở tù về,hắn mới hóa thành một con người khác hẳn ,bị tước mất cả nhân tính với "cái đầu trọc lốc ,cái răng cạo trắng hớn , cái mặt thì đen và cơng cơng , hai mắt gườm gườm trông gớm chết " sau khi ở tù về hắn đã trở thành con quỷ dũ của lành Vũ Đại mà không tự biết. Cuộc đời hắn không có ngày tháng bởi những cơn say triền miên ... Hắn ăn và ngủ trong cơn say , đập đạu rạch mặt chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa , say vô tận ... Trong tác phẩm "Chí Phèo " Nam Cao đã chỉ ra rằng Chí Phèo không phải là một ngoại lệ. Cùng với hắn còn có Binh Chức ,Năm THọ .Đó là kết quả tất yếu cho một logic, một khi đã có Bá Kiến ,Lí Cương,Đội Tảo ...thì ắt sẽ có Chí Phèo , Binh Chức , Năm Thọ .Đó không phải chỉ là sản phẩm của sự thống trị mà thậm trí còn là phương tiện tối cần thiết để thống trị . Như thế xã hội không chỉ đẻ ra Chí Phèo mà còn tiếp tục nuôi Chí Phèo, biến những người như Chí Phèo thành công cụ thống trị của chúng . Những người dân lương thiện ấy bị biến thành công cụ , phương tiện thống trị cho kẻ thù mà không tự biết . Nam Cao đã chỉ ra hậu quả của sự soi sáng vào quá trình miêu tả một cảm hứng nhân văn sâu sắc . Nhưng điều đặc sắc ở tác giả là ngay trong khi miêu tả nhân vật bị tha hóa đến tận cùng , ông vẫn phát hiện ra chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn có ,chỉ cần một chút tình thương khẽ chạm vào là có thể sống dậy mãnh liệt , tha thiết . Vì vậy ,sự xuất hiện của Thị Nở - con người dương như hội tụ đủ tất cả yếu tố bất lợi cho một người phụ nữ , có một ý nghĩa thật đặt sắc. Con Người xấu " ma chê quỷ hờn " ấy , kì diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất dọi vào chốn tăm tối của Chí Phèo , thức tỉnh, gợi dậy bản tính người bên trong Chí Phèo , thắp sáng một trái tim đã bị ngủ mê qua bao ngày tháng bị vùi dập và hắt hủi . Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo được tập trung miêu tả qua tâm trạng bi kịch .Đó là một buổi sáng thật trong lành , bao nhiêu âm thanh êm đềm, bình dị ,thân thiết dã dội vào lòng thức tỉnh của con người trong Chí Phèo . Tất cả những hình ảnh đấy , âm thanh đấy gợi nhác những giấc mơ xa xôi một thời đã làm cho Chí Phèo cảm thấy cô độc , nhất là sự cô độc khi tuổi già , cái này còn sợ hơn đói rét bệnh tật . Như vậy tình yêu thương mộc mạc của Thị Nở đã đánh thức được cái bản chất lương thiện của Chí Phèo ,sau bao ngày chìm đắm trong cơn say , sau bao ngày hung dữ , hoang dại như một con thú mang hình người. Khi Thị Nở bưng bát cháo hành tới , nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng Chí xao xuyến bâng khuâng " Hắn cảm thấy long thành trẻ con , hắn muốn được làm nũng với Thị như làm nũng với mẹ ...Ôi sao mà hắn hiền ! Hắn thèm lương thiện -Hắn khao khát được làm hòa với mọi người " Tù một con quỷ dữ , nhò Thị Nở, đúng hơn là nhờ tình thưong của Thị Nở , Chí thực sự chở lại làm con người , với tất cả nhưng năng lực vốn có của con người là yêu thương, cảm xúc , ao ước . Hóa ra chỉ cần một chút tình thương , dù là tình thương của một con người dở hơi ,bệnh hoạn , thô kẹch , xấu xí ... cũng đủ làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí .Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu đến mức nào ! Bằng chi tiết này Nam Cao đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo thật đẹp đẽ , nhà văn như muốn hòa vào nhân vật để cảm thông , chia sẻ nhưng giây phút hạnh phúc thật hiếm hoi của Chí Phèo . Nhưng bi kịch và đau đớn thay , ngay cả Thị Nở cũng không thế gắn bó với Chí Phèo .Và thật khắc nhiệt , khi bản tính nơi Chí trỗi dậy , Chí hiểu rằng mình không còn trở về với lương thiện được nữa . Chí uống rượu và càng uống lại càng tỉnh và hắn thấm thía nỗi đau thân phận con người , càng thấm thía nỗi đau đã cướp đi cái quyền làm người của hắn , cướp đi cả bộ mặt lẫn tâm hồn người. Vậy nên ,thay vì đến nhà Thị Nở ,Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến vì lòng căm thù bấy lâu nay cháy bùng lên làm cho Chí Phèo vô cùng tỉnh táo .Hành động này quá bất ngò đối với Bá Kiến , với cả làng Vũ Đại. Ai cũng coi đây là vụ giết người dữ dội của con quỷ dữ Chí Phèo .Nhưng hôm nay , tâm hồn người trở về , mọi người cũng không nhận ra . Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách .Tù lương thiện biến thành lưu manh . từ một kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện , bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát. Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát , độc ác vừa lên tiếng đấu tranh cho những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đương tha hóa , lưu manh hóa . Truyện Chí Phèo là một truyện ngắn độc đáo , thấm nhuần tinh thần nhân đạo . Một Chí Phèo tỉnh đã giết chết một Chí Phèo say . Chí chết nhưng đọng lại trong ta hình ảnh Chí đòi quyền sống , quyền được lương thiện , và Chí chết trong bi kịch của sự đau đớn. Đây không phải hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 26, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí PhèoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ