Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa... gắn với kinh tế trí thức

43.1K 55 36
                                        

Câu 2: Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNHX; đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế trí thức.

(“Dựa vào cơ sở nào mà Đảng ta xác định đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển tri thức. Trên cơ sở đó hãy phân tích nội dung chủ yếu của CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức”. Liên hệ địa phương.)

Sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Chính vì thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã bước vào giai đoạn phát triển mới – giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Vậy công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?

Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa VII đưa ra quan niệm: “CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, XH từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động, cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao”.

Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, CNH, HĐH là một quá trình lịch sử tất yếu mà Việt Nam phải trải qua nhằm cải biến nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ; trang bị và tái trang bị công nghệ mới nhất cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, chuyển từ lao động thủ công lạc hậu sang sử dụng lao động với công nghệ (phương tiện, phương pháp) tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng trí tuệ cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bảo vệ nền kinh tế độc lập, tự chủ và đưa đất nước đi lên CNXH một cách vững chắc.

Sự hình thành và những đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế tri thức:

Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu... nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây là một bước ngoặc lịch sử có ý nghĩa đặc biệt: lực lượng sản xuất xã hội đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo đó trong quá trình lao động của từng người lao động và toàn bộ lao động xã hội, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao động cơ bắp giảm đi vô cùng nhiều trong khi hàm lượng tri thức, hao phí lao động trí óc tăng lên vô cùng lớn.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 26, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa... gắn với kinh tế trí thứcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ