chuowng2. những khác biệt giữa các quốc gia

Mulai dari awal
                                    

Hệ thống chính trị cũng như hệ thống pháp lý vừa phức tạp, vừa thường xuyên thay đổi, và hai hệ thống này có mối liên hệ chặt chẽ phụ thuộc lẫn nhau, thay đổi trong một hệ thống sẽ kéo theo thay đổi trong hệ thống còn lại.

Rủi ro quốc gia luôn luôn tồn tại, tuy nhiên tính chất và mức độ của chúng  thường khác nhau trong các giai đoạn và các nước khác nhau. Ví dụ, chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ đang trong quá trình sửa đổi hệ thống pháp luật quốc gia, phù hợp với chuẩn mực của thế giới. Tuy vậy, việc cải tổ được tiến hành không đồng bộ, các quy định mới xây dựng không chặt chẽ, không rõ ràng, hoặc mâu thuẫn nhau. Ví dụ, có thời chính phủ TQ tuyên bố rằng đầu tư nước ngoài vào ngành công nhiệp Internet ở Trung Quốc là bất hợp pháp. Nhưng vào thời điểm đó, các doanh nghiệp phương Tây đã đầu tư hàng triệu đô la Hoa Kỳ vào khu vực kinh doanh dựa trên Internet của Trung Quốc, mà không hề nhận được bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy những đầu tư đó là bất hợp lý. Trong những trường hợp mâu thuẫn nảy sinh giữa doanh nghiệp nước sở tại và doanh nghiệp nước ngoài, chính phủ các quốc gia thường nghiêng về bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp nước nhà. Ngay cả khi các doanh nghiệp phương Tây đạt được lợi thế tại tòa án, thì việc thực thi phán quyết của tòa án cũng khó đạt được.

3. Các mô hình hệ thống chính trị

Chức năng cơ bản của hệ thống chính trị là đảm bảo sự ổn định của quốc gia dựa vào nền tảng luật pháp, bảo vệ đất nước khỏi những nguy cơ đe dọa từ  bên ngoài, và điều tiết sự phân phối các tài nguyên có giá trị giữa các thành phần xã hội. Mỗi quốc gia có một hệ thống chính trị có thể coi là độc nhất, được phát triển trong bối cành lịch sử, kinh tế, văn hóa đặc trưng của quốc gia đó. Mỗi hệ thống chính trị được lập ra dựa trên nhu cầu của cử tri và dựa trên sự phát triển của quốc gia và thế giới. Cử tri là những cá nhân và tổ chức ủng hộ cơ chế chính trị đó và cũng là đối tượng thụ lợi từ chế độ chính trị đó.

Trong lịch sử gần đây, có 3 loại hình chế độ chính trị có thể phân biệt rõ: chế độ chuyên chế, chế độ xã hội chủ nghĩa, và chế độ dân chủ. Tuy vậy, cần chú ý rằng sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ, hầu hết các nền dân chủ đều bao hàm một số yếu tố xã hội chủ nghĩa, hầu hết các cơ chế chuyên chế của thế kỷ XX ngày nay có sự kết hợp của chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ dân chủ.

3.1. Chế độ chuyên chế (totalitarianism)

Một số quốc gia được coi là có chế độ chuyên chế như Đức (1933 – 1945), và Tây Ban Nha (1939 – 1975) và cả Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông. Ngày nay, một vài nhà nước ở khu vực Trung Đông và châu Phi vẫn còn giữ một số yếu tố của chế độ chuyên chế. Chế độ chuyên chế là chế độ chính trị trong đó nhà nước nắm quyền điều tiết hầu như mọi khía cạnh của xã hội. Một chính phủ chuyên chế thường tìm cách kiểm soát không chỉ các vấn đề kinh tế chính trị mà cả thái độ, giá trị, và niềm tin của nhân dân nước mình. Quyền lực được duy trì bằng cảnh sát ngầm, thông tin truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng do nhà nước kiểm soát, các cuộc thảo luận và phê bình đều có sự giám sát của nhà nước. Qua thời gian, hầu hết các nhà nước chuyên chế đều đã biến mất hoặc chuyển sang đường lối dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sự chuyển đổi không hề dễ dàng, và những nhà nước chuyên chế trước đây vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ, bao gồm cả sự can thiệp vào các hoạt động kinh doanh. Nhiều quốc gia vẫn đặc trưng với thủ tục pháp lý cồng kềnh rườm rà,  các quy định về thuế và kế toán hết sức quan liêu, cũng như hệ thống pháp lý không đủ bảo vệ cho hoạt động kinh doanh, và cơ sở hạ tầng yếu kém (đường xá, thông tin liên lạc, công nghệ thông tin), gây trở ngại cho kinh doanh.

chương 1. tổng quan toàn cầu hóaTempat cerita menjadi hidup. Temukan sekarang