Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước VN

54.5K 50 14
                                    

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo, là cơ sở cho toàn bộ quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bộ máy nhà nước ta nhìn chung hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản sau:

-         Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nguyên tắc này được qui định rất sớm trong điều 1 (Hiến pháp 1046) và điều 4 (Hiến pháp 1959)

-         Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước. Tuy nhiên trong Hiến pháp năm 1946, nguyên tắc này chưa được qui định vì tình hình thực tế của xã hội lúc bấy giờ chưa cho phép Nhà nước ta qui định công khai. Đến Hiến pháp 1959, nguyên tắc này đã được đề cập trong Lời nói đầu của Hiến pháp chứ chưa thành 1 điều luật.

-         Nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhìn chung bộ máy nhà nước theo hai bản hiến pháp đều tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc này. Tuy nhiên, ở Hiến pháp năm 1946, tổ chức Bộ máy Nhà nước có những nét giống với chính thể Cộng hoà lưỡng tính, giống với nguyên tắc phân quyền trong bộ máy Nhà nước của các nước tư sản khi thể hiện sự phân công các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp một cách tương đối rõ ràng và độc lập, đặc biệt là Chính phủ có vị trí tương đối độc lập và đối trọng với Nghị viện nhân dân. Mãi đến Hiến pháp 1959, nguyên tắc tập trung dân chủ đã được thể hiện rõ bằng điều 4 của Hiến pháp 1959. Bắt đầu từ đây tư tưởng tập quyền xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá trong pháp luật nước ta.

-         Nguyên tắc bình đẳng đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc. Nguyên tắc này đã được qui định ngay từ trong điều 8 Hiến pháp 1946 và điều 3 Hiến pháp 1959.

-         Nguyên tắc pháp chế xã hôị chủ nghĩa. Nguyên tắc này tuy chưa được qui định cụ thể trong 2 bản Hiến pháp năm 1946 và 1959, nhưng tư tưởng của nó đã nằm trong các điều luật của 2 bản hiến pháp

A- VỀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC :
1/ nhà nước XHCNVN (sau đay gọi là nhà nước việt nam) được tổ chức trên cơ sở : nhà nước tổ chức thành lập ra hệ thống các cơ quan quyền lực , cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp.
2/ có thể chia theo hai cách để nhìn nhận về nguyên tắc tổ chức theo :
- a/ theo đơn vị và cấp bậc hoạt động . thì : nhà nước được tổ chức theo kiểu phân cấp hoạt động là các cơ quan nhà nước ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương .
+ ở Trung ương thì hệ thống các cơ quan nhà nước gồm : Quốc Hội (lập pháp) Chính Phủ (bao gồm các bộ và các cơ quan thuộc Chính Phủ - không nên dùng từ ngang bộ vì quyền khác nhau nên không dùng từ ngang ) cơ quan công tố (Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ) và cơ quan xét xử ( Tòa án nhân dân tối cao )
+ ở địa phương thì tổ chức bộ máy nhà nước (gọi tắt là chính quyền) bao gồm :
- chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm :Hội đồng Nhân dân và ủy ban nhân dân - các sở và các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, và VKSND và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- chính quyền địa phương cấp huyện bao gồm : HĐND và UBND và các phòng ban và các ban thuộc UBND cấp huyện- Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp huyện.
- chính quyền địa phương cấp Cơ sở bao gồm : HĐND cấp xã và UBND cấp xã các ban thuộc UBND cấp cơ sở .
b/ theo chức năng nhiệm vụ của bộ máy nhà nước thì chia tổ chức nhà nước làm ba nhóm sau :
- hệ thống các cơ quan quyền lực : bao gồm cơ quan lập pháp và cơ quan quyền lực ở địa phương (là Hội đồng Nhân dân các cấp từ cấp tỉnh cho đến cấp xã)
- hệ thống các cơ quan Hành Pháp : bao gồm UBND các cấp - các cơ quan sở ban ngành ổ tỉnh, phòng ban chuyên môn cấp Huyện và các ban chuyên môn của cấp xã.
- hệ thống các cơ quan tư pháp : cơ quan tư pháp ở trung ương - VKSND và TAND tối cao ở địa phương có VKSND và TAND cấp tỉnh và cấp huyện. (cấp xã không có cơ quan tư pháp)

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 05, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước VNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ