Sự vận dụng "quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản x

94.8K 21 14
                                    

Câu hỏi : Sự vận dụng "quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất" của Đảng ta trong thời kỳ quá độ ?

Trong quá trình lãnh đạo xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế Đảng ta đang vận dụng quy luật sao cho quan hệ sản xuất luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, trên thực tế Đảng và Nhà nước ta đang từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất cả tầm vĩ mô và vi mô, đồng thời coi trọng việc đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất.

Hiện nay Đảng ta đang lãnh đạo đất nước thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Muốn làm tốt trọng trách này, thì phải tạo điều kiện cho bản thân nền kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư nhân là một thành phần rất năng động, hiệu quả. Có điều kiện này thì Đảng mới có thể có thêm kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cụ thể để lãnh đạo thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó chính là làm cho lực lượng sản xuất phát triển

Trong tiến trình lãnh đạo và quản lý đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong suốt mấy chục năm qua thực tiễn đã cho thấy những mặt được cũng như những những mặt còn hạn chế trong quá trình nắm bắt và vận dụng các quy luật kinh tế cũng như quy luật quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất vào thực tiễn ở nước ta, với đặc điểm của nước ta là Nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp kém, con trâu đi trước cái cày đi sau, trình độ quản lý thấp cùng với nền sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc là chủ yếu. Mặt khác Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh, nhiều năm bị đế quốc Mỹ bao vây cấm vận nhiều mặt, nhất là về kinh tế. Do vậy lực lượng sản xuất chưa có điều kiện phát triển.

Sau khi giành được chính quyền, trước yêu cầu xây dựng CNXH trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, Nhà nước ta đã dùng sức mạnh chí trị tư tưởng để xoá bỏ nhanh chế độ tư hữu, chuyển sang chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể, lúc đó được coi là điều kiện chủ yếu, quyết định, tính chất, trình độ xã hội hoá sản xuất cũng như sự thắng lợi của CNXH ở nước ta. Song trong thực tế cách làm này đã không mang lại kết quả như mong muốn, vì nó trái quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, đã để lại hậu quả là:

Thứ nhất: Đối với những người sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ..) thì tư hữu về TLSX là phương thức kết hợp tốt nhất giữa sức lao động và TLSX. Việc tiến hành tập thể nhanh chóng TLSX dưới hình thức cá nhân bị tập trung dưới hình thức sở hữu công cộng, người lao động bị tách khỏi TLSX, không làm chủ được quá trình sản xuất, phụ thuộc vào lãnh đạo HTX, họ cũng không phải là chủ thể sở hữu thực sự dấn đến TLSX trở thành vô chủ, gây thiệt hại cho tập thể.

Thư hai: Kinh tế quốc doanh thiết lập tràn lan trong tất cả các ngành. Về pháp lý TLSX cũng thuộc sở hữu toàn dân, người lao động là chủ sở hữu có quyền sở hữu chi phối, định đoạt TLSX & sản phẩm làm ra nhưng thực tế thì người lao động chỉ là người làm công ăn lương, chế độ lương lại không hợp lý không phản ánh đúng số lượng & chất lượng lao động của từng cá nhân đã đóng góp. Do đó chế độ công hữu về TLSX cùng với ông chủ của nó trở thành hình thức, vô chủ, chính quyền (bộ, ngành chủ quản) là đại diện của chủ sở hữu là người có quyền chi phối, đơn vị kinh tế mất dần tính chủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lại không ai chịu trách nhiệm, không có cơ chế giàng buộc trách nhiệm, nên người lao động thờ ơ với kết quả hoạt động của mình.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 22, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Sự vận dụng "quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ