thuốc mê & thuốc tê

Bắt đầu từ đầu
                                    

2. Giai đoạn hưng phấn:

Ở giai đoạn này, tri giác mất hoàn toàn, nhưng mọi phản xạ đều tăng. Trương lực cơ bắp tăng. Do hưng phấn trung tâm giao cảm và tăng tiết Adrenalin ở tuyến thượng thận nên tim đập nhanh, huyết áp tăng, đường huyết tăng, đồng tử giãn.

Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do nội lực ức chế ở võ não, làm cho võ não không kiểm soát nổi hoạt động của phần dưới vỏ.

3. Giai đoạn phẩu thuật:

Giấc mê sâu dần, các biểu hiện hưng phấn yếu dần. Thuốc mê tác dụng ức chế xuống các phần dưới võ. Hô hấp đều và sâu, huyết áp bình thường, mạch chậm.

Trương lực cơ giảm, ta có thể để đầu, chi, đuôi con vật ở bất kì tư thế nào, con vật cũng không phản ứng gì. Mọi phản xạ đều mất. Đây là giai đoạn phẩu thuật.

Nếu nồng độ thuốc mê tiếp tục tăng cao có thể dẫn đến nguy hiểm, các trung tâm thần kinh thực vật ở hành tỉ bị tê liệt, trước hết là trung tâm hô hấp; tiếp đó là trung tâm vân mạch và trung tâm vagus. Tim ngừng đập. Trong quá trình gây mê, ta phải cảnh giác với giai đoạn này, bằng cách điều chỉnh lượng thuốc mê.

4. Giai đoạn hồi tĩnh:

Giai đoạn này bắt đầu ngay từ khi ngừng cho thuốc mê. Thời gian hồi tĩnh phụ thuộc vào sự bảo hòa thuốc mê ở tổ chức và máu tuần hoàn, vào tốc độ và cường độ chuyển hóa thuốc, thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể. Hơn 90% eter hấp thụ sẽ thải trừ qua phổi, số còn lại thải trừ qua da, thận, ruột và biến đổi ở gan. Các phản ứng xạ khôi phục dần, ngược lại với thứ tự làm mất ban đầu. Có khi con vật xuất hiện lại hưng phấn vận động, giãy dụa.

Các giai đoạn mê nói trên là điển hình cho quá trình gây mê bằng eter. Các thuốc mê bay hơi khác cũng tương tự.

III. NHỮNG TAI BIẾN KHI DÙNG THUỐC MÊ:

1. Chảy nước bọt và nôn mửa:

Do hít thuốc mê ở giai đoạn đầu nhiều gây kích thích niêm mạc thực quản, kích thích ngọn dây thần kinh đối giao cảm gây chảy nước bọt nhiều.

Cần cho thú nhịn ăn tối thiểu 12 giời trước khi phẩu thuật, tiêm Atropine làm giảm tiết nước bọt. Nếu nước bọt chảy nhiều gây nôn mửa, thức ăn có thể tràn vào khí quản gây tắt thở hoặc gây viêm phế quản, viêm phổi hậu phẩu.

2. Ngừng tim và ngưng hô hấp do phản xạ:

Thường xảy ra do dùng thuốc mê đường hô hấp, thuốc được hít vào nhiều cùng một lúc gây kích thích niêm mạc đường hô hấp, kích thích thần kinh đối giao cảm rồi truyền lên trung khu đối giao cảm làm ngừng tim do phản xạ.

Để tránh tai biến này, cho thuốc mê từ từ đúng chỉ định, bôi Vaseline hoặc dung dịch Cocain gây tê niêm mạc.

Ngừng hô hấp do phản xạ cơ chế như ngừng tim do phản xạ, nhưng ít nguy hiểm hơn. Chữa bằng hô hấp nhân tạo, cho ngửi Carbogene và tiêm thuốc kích thích hô hấp.

3. Ngừng tim trực tiếp:

Thường do gây mê bằng Chloroform, do hít thuốc mê vào nhiều cùng một lúc, thuốc mê vào phổi, qua tĩnh mạch phổi và làm nhiễm độc hệ thần kinh tự động của tim nằm ở tâm nhỉ trái làm tim ngừng đập trực tiếp.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Sep 22, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

thuốc mê & thuốc têNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ