Câu 5: Phân tích nội dung quy luật lượng chất. Rút ra ý nghĩa

177K 108 28
                                    

Câu 5: Phân tích nội dung quy luật lượng chất. Rút ra ý nghĩa
􀀣 Khái niệm về chất: Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Ví dụ: Tính lỏng của nước là tính quy định về chất của nước, phân biệt với nước ở trạng thái hơi(hơi
nước) và trạng thái rắn( nước đá).
Chất biểu hiện tính toàn vẹn thống nhất của sự vật, bởi vì chất là tổng hợp các thuộc tính, bao gồm những thuộc tính cơ bản và những thuộc tính không cơ bản.
Mỗi sự vật có vô vàn chất: vì sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự vật có vô vàn thuộc tính nên có vô vàn chất.
Chất của sự vật không chỉ được xđ bởi các yếu tố cấu thành mà còn được xđ bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nó.
􀀣 Khái niệm về lượng: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Ví dụ: nhiệt độ của nước có thể là 10C, 300C hay 1000C Lượng là cái khách quan, là cái vốn có của các sự vật, hiện tượng. Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số các thuộc tính, các yếu tố về mặt quy mô và trình độ phát triển của nó. Nhưng đối với các sự vật, hiện tượng phức tạp thì không thể diễn tả lượng bằng những con số chính xác mà phải nhận thức bằng trừu tượng hóa, khái quát hóa.
􀀣 Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
+ Từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Chất và lượng là hai của một sự vật, chúng thống nhất với nhau. Sự thống nhất giữa chất và lượng tồn tại trong một độ nhất định khi sự vật còn là nó chưa trở thành cái khác.

Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó.
Ví dụ: Dưới áp suất bình thường của không khí, sự tăng hoặc giảm nhiệt độ trong khoảng giới hạn từ 0- 1000C nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng
Trong mối liên hệ giữa chất và lượng thì chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt biến đổi hơn. Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Song không phải bất kì sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù bất kì sự thay đổi nào về lượng cũng ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật. Chỉ khi nào lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định (độ) thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự thay đổi căn bản về chất đgl bước nhảy. Thời điểm mà ở đó diễn ra bước nhảy gọi là điểm nút Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay về chất của sự vật.
Ví dụ: Nhiệt độ của nước đó giàm xuống dưới 00C nước thể lỏng chuyển thành thể rắn và duy trì nhiệt độ đó từ 1000C trở lên nước nguyên chất thể lỏng chuyển sang trạng thái hơi. Như vậy điểm giới hạn: 00C; 100C gla điểm nút
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên
Ví dụ: Khi nhiệt độ của nước vượt qua điểm nút là 100C tức là thực hiện 1 bước nhảy nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi
Như vậy, khi lượng biến đổi đến điểm nút thì diễn ra bước nhảy, chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thể sự vật cũ, nhưng rồi những lượng mới này lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển của sự vật diễn ra theo cách thức từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận.
+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng
Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
Ví dụ: Để chữa khỏi 1 bệnh nào đó phải dùng thuốc đủ liều, nếu dùng không đủ liều hoặc dùng quá liều đều không tốt, có thể không khỏi bệnh hoặc có thể đưa tới hậu quả có hại mới.
􀀣 Ý nghĩa
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dần dần những thay đổi về lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có đk chín muồi
+ Chống lại quan điểm “tả khuynh”: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến độ nhất định đã thực hiện bước nhảy.
+ Chống lại quan điểm “ hữu khuynh”: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến độ nhất định nhưng
không thực hiện bước nhảy.
+ Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi đk cho bước nhảy được thực hiện một cách kịp thời
+ Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện những bước nhảy khi hội đủ các đk chín muồi.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 10, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 5: Phân tích nội dung quy luật lượng chất. Rút ra ý nghĩaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ