Cân đối ngân sách NN

6.5K 0 0
                                    

"Cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong các nội dung cơ bản nhất của nền tài chính quốc gia và là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự ổn định lành mạnh cho nền tài chính quốc gia".

Đồng chí Nguyễn Đức Kiên, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc đã cho biết như vậy Hội thảo "Cân đối ngân sách nhà nước" tổ chức ngày 6/9/2006, tại thị xã Hội An ( Quảng Nam). Hội thảo do Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài chính, Chương trình Phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP) tổ chức. Mục đích của Hội thảo này nhằm đi đến sự đồng thuận về nguyên tắc cân đối NSNN, đánh giá tình trạng nợ công của Việt Nam và vai trò của Quốc hội trong quản lý nợ công.

GS-TSKH Tào Hữu Phùng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội nêu rõ: Cân đối NSNN đã được bảo đảm bằng các quy phạm mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật NSNN đã xuất hiện một số vướng mắc, tồn tại, trong đó vấn đề về phạm vi cân đối và cách tính bội chi NSNN còn có một số điểm chưa rõ ràng, chưa đúng với Luật NSNN, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Số thu về phí, lệ phí hiện nay chưa được quy định rõ ràng, khoản nào trong cân đối, khoản nào ngoài cân đối NSNN, khoản nào hạch toán trong NSNN.

Theo quy định của Luật NSNN thì hiện nay số thu về phí, lệ phí chưa được hạch toán đầy đủ vào cân đối NSNN cần sớm chấn chỉnh cho đúng với Luật NSNN. Các khoản vay về để cho vay, khoản viện trợ chính thức ODA, các khoản vay về trái phiếu chính phủ, công trái giáo dục cũng chưa được phản ánh vào cân đối NSNN và các khoản huy động vốn của chính quyền địa phương chưa được tổng hợp vào bội chi NSNN... Đây là những vấn đề đang được Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn nêu rõ cách xác định bội chi NSNN hiện nay của Việt Nam bao gồm toàn bộ các khoản vay để bù đắp, có nghĩa là chi ngân sách đối với các khoản vay này được thực hiện 2 lần: Lần thứ nhất sử dụng nguồn vay cho các mục tiêu, nhiệm vụ của NSNN; lần thứ 2 bố trí chi ngân sách để trả nợ (gốc và lãi) khi các khoản vay đến hạn trả. Do đó, mức bội chi ngân sách của Việt Nam thường cao hơn so với phương pháp tính bội chi theo thông lệ quốc tế và trùng lặp khi bố trí chi ngân sách 2 lần đối với các khoản vay bù đắp bội chi. Theo thông lệ quốc tế, việc xác định bội chi chỉ bao gồm trả nợ lãi trong và ngoài nước, không bao gồm trả nợ gốc, nhưng bao gồm cả các khoản vay về cho vay lại.

Ông Lê Đình Thăng-Kiểm toán Nhà nước cho rằng: Ở Việt Nam cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc thận trọng. Khi cân đối NSNN quán triệt nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên; nếu bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát triển. Nhưng qua kết quả kiểm toán cho thấy một số khoản thu phí, lệ phí, học phí, viện phí...không được tính toán cân đối ngân sách nhà nước mà để lại đơn vị chi tiêu; khi quyết toán sẽ thực hiện ghi thu, ghi chi vào NSNN. Kết quả kiểm toán cho thấy khoản phí, lệ phí là con số không nhỏ (ước tính hàng ngàn tỷ đồng) và đây là nguồn thu ngân sách nhà nước cần phải được đưa vào cân đối, bố trí trong dự toán hàng năm.

Tiến sỹ Wang Fazhong (Trung Quốc) và ông Ian Storkey chuyên gia New Zealand cũng đề cập tới một số kinh nghiệm của quốc tế về cân đối ngân sách nhà nước. Một số tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã đánh giá tình trạng nợ công của Việt Nam cũng như vai trò của Quốc hội trong việc quản lý nợ công./.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 08, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Cân đối ngân sách NNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ