câu 19. Đất nhiễm mặn nhiễm phèn

7.7K 0 1
                                    

1. Đất nhiễm mặn.

- Là loại đất có chứa nhiều cation Na+ hấp phụ trên bề mặt keo đất  và trong dung dịch đất.

- Nguyên nhân.

+ DO nước biển tràn vào.

+ Do ảnh hưởng của nước ngầm, Về mùa khô, Muối hòa tan theo các mao quản dẫn lên làm đất nhiễm mặn.

- Được hình thành ở các vùng đồng bằng ven biển.

- Hạn chế:

+ Đất có thành phần cơ giới nặng. Tỉ lệ sét từ 50% - 60%. Đât chặt thấm nước kém. Khi bị ướt, dẻo, dính. Khi bị khô, đất co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó làm đất.

+ Đất chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu dung dịch đất lơn, làm ảnh hưởng tới quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng.

+ Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu.

+ Hoạt động của vi sinh vật đất yếu.

-> Đất nghèo chất dinh dưỡng, không có độ tơi xốp

-> Gây ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp.

2.Đất nhiễm phèn.

- Đất phèn : là loại đất được hình thành ở vùng đồng bằng ven biển có nhiều xác sinh vật chứa luu huỳnh.

+ Các sinh vật này bị phân hủy, giải phóng ra lưu huỳnh ( S ). Trong điều kiện yếu khí, S sẽ kết hợp với Fe trong phù sa tạo thành FeS2

- Trong điều kiện thoáng khí, thoát  nước, FeS2 bị oxi hóa thành H2SO4 làm cho đất chua trầm trọng.

-> Tầng chứa FeS2 là tầng sinh phèn.

- Hạn chế.

+ Đất có thành phần cơ giới nặng. Tầng mặt khí thô, trở thành cứng, có nhiều nứt nẻ.

+ Đất rất chua: Độ pH thường < 4,0. Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng ( Al3+, Fe3+. CH4, H2S...)

+ Hoạt động của vi sinh vật rất yếu.

=> Đất nghèo, không tốt đối với cây trồng.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 24, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

câu 19. Đất nhiễm mặn nhiễm phènNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ