Câu 4: Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

Bắt đầu từ đầu
                                    

+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập cuối cùng sẽ dẫn đến các mặt đối lập chuyễn hóa.

+ Thế  giới vật chất đa dạng nên sự chuyễn hóa cũng đa dạng

* Bản chất của qui luật mâu thuẩn

  Mọi sự vật hiện tượng là sự thống nhất của những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng đối lập nhau, sự đấu tranh của những mặt đối lập là nguồn gốc và động lực bên trong của sự vận động và phát triển

3. Ý nghĩa phương pháp luận:

+ Phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn của sự vật hiện tượng

+ Khi phân tích mâu thuẫn phải xét toàn diện các mặt đối lập, theo dõi quá trình phát sinh, phát triển và những yếu tố tác động đến

+ Phải biết giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng chỗ

+ Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện.

+ Mâu thuẫn bao giờ cũng được giải quyết bằng con đường đấu tranh chứ không phải dung hòa.

+ Mâu thuẫn khác nhau thì cách giải quyết mâu thuẫn khác nhau

Lenin: “Bản chất và linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể, một tình hình cụ thể”

B. Quy luật lượng - chất

1. Vai trò của quy luật lượng chất:

Quy luật lượng chất là 1 trong 3 qui luật cơ bản của phép biện chứng. Quy luật này nói lên cách thức của sự vận động và phát triển.

2. Nội dung của qui luật lượng chất:

Trong thế giới vật chất bất kỳ 1 sự vật hiện tượng nào cũng có 2 mặt là chất và lượng.

2.1 Khái niệm  chất:

  * Chất là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của SVHT nói lên nó là gì, làm cho nó khác với cái khác.

  * Trong thế giới vật chất có muôn vàn SVHT khác nhau về chất ( có bao nhiêu SVHT, có bấy nhiêu chất)

  * Chất là cái khách quan vốn có của SVHT

  * Chất biểu hiện  tình trạng  tương đối ổn định của SVHT làm cho nó tồn tại mà chưa biến thành cái khác.

  * Chất của SVHT bộc lộ thông qua những thuộc tính có những thuộc tính căn bản, có những thuộc tính không căn bản.

  * Các thuộc tính của SVHT bộc lộ ra tùy theo những mối liên hệ cụ thể của SV này với SV khác.

  * Sự phân biệt giữa chất và thuộc tính chỉ là tương đối tùy theo mối quan hệ cụ thể.

2.1 Khái niệm lượng:

  * Lượng của SV không nói lên SV đó là gì mà chỉ nói lên những con số, những thuộc tính, những bộ phận, mức độ phát triển, qui mô to nhỏ.

  *  Cũng như chất, lượng là cái khách quan vốn có của SVHT.

  * Trong lĩnh vực tự nhiên lượng thường được diễn tả bằng những con số chính xác ( cân đong đo đếm). Còn trong lĩnh vực  xã hội, ngoài những con số chính xác lượng được hiểu rất trừu tượng.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 20, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 4: Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ