thực trạng giáo dục việt nam

9.1K 11 2
                                    

. Nhìn lại một chặng đường giáo dục

Mặc dù tín hiệu báo động đỏ đã phát ra từ lâu, và nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm đã thừa nhận chính thức sự không thành công của giáo dục, đến nay thực trạng nghiêm trọng của giáo dục VN vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Nhiều người có trách nhiệm vẫn tự ru ngủ mình với những thành tựu to lớn, thực và ảo, của giáo dục.

Đương nhiên, nếu cô lập VN với thế giới thì không đến nỗi quá lo lắng. Song nếu đặt giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhìn tình hình một cách khách quan và có trách nhiệm, thì không thể nhắm mắt trước sự tụt hậu ngày càng xa của giáo dục VN so với các nước xung quanh, và so với yêu cầu phát triển của xã hội.

Thực tế, đất nước nghìn năm văn hiến này đang trả giá nặng nề cho sự suy thoái trầm trọng của giáo dục kéo dài suốt ba mươi năm qua.

Giáo dục là một hệ thống phức tạp được đặc trưng bởi mục tiêu, cấu trúc, tổ chức (bao gồm các phần tử và các hệ thống con), phương thức vận hành và hiệu quả hoạt động. Nếu mỗi yếu tố ấy đều có quá nhiều trục trặc nghiêm trọng kéo dài hàng thập kỷ mà không khắc phục được, khiến mọi sự điều chỉnh cục bộ theo cơ chế phản hồi đều không cứu vãn nổi, thì tình trạng ấy phải được xem là sự khủng hoảng toàn diện.

Những dấu hiệu...

Nhìn lại hệ thống giáo dục VN, những dấu hiệu khủng hoảng đã lộ rõ từ lâu và ngày càng đậm nét.

Từ chỗ trước đây dù sao cũng là sự nghiệp toàn dân, là "bông hoa của chế độ", nay giáo dục đã dần dần mất phương hướng, không còn rõ giáo dục cho ai, vì ai, để làm gì.

Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục có nguy cơ sút giảm để dần dần nhường chỗ cho quan niệm tư nhân hóa cực đoan, phủ nhận giáo dục với tư cách lợi ích công hòng biến nó thành một thứ hàng hóa thuần túy, thuận mua vừa bán theo cung cầu của một thứ thị trường vô tâm.

Giữa mục tiêu lý thuyết và thực tiễn thực hiện tồn tại khoảng cách ngày càng gia tăng, có nguy cơ đẩy giáo dục xa rời lý tưởng công bằng, dân chủ, văn minh mà xã hội đang hướng tới.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động giáo dục mất cân đối, rối loạn trầm trọng giữa giáo dục phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học, giữa trường tư, trường công, giữa chuyên tu, tại chức, đào tạo liên kết, v.v.... tất cả làm thành một hệ thống tạp nham, rối ren không đồng bộ, thiếu nhất quán, hoạt động phân tán, rời rạc, mà mỗi đơn vị tuân theo lợi ích cục bộ, thiển cận, nhiều hơn là quan tâm đến lợi ích cơ bản và lâu dài của cộng đồng (gần đây nhất, giữa lúc Chính Phủ kêu gọi mọi ngành ngăn cơn bão giá thì ngành giáo dục tăng giá sách giáo khoa 10%).

Nội dung và phương pháp giáo dục thể hiện xu hướng hư học cổ lỗ, dành nhiều thời gian học những kiến thức lạc hậu vô bổ (sau nhiều lần bàn cãi cũng chỉ mới giảm được thời lượng bắt buộc).

Mặt khác lại quá thực dụng thiển cận, thiên về triết lý mì ăn liền mà coi nhẹ những vấn đề có ý nghĩa cơ bản suốt đời cho mỗi người như: hình thành nhân cách, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng cảm thụ.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 12, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

thực trạng giáo dục việt namNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ