Điônidôx trừng phạt những kẻ chống đối

352 2 0
                                    

Sự nghiệp của Điônidôx quả thật là muôn phần gian truân. Lãnh sứ mạng truyền dạy nghề trồng nho và nghề ép rượu cho mọi người để cho cuộc sống của họ thêm phần văn minh, hạnh phúc nhưng đi tới đâu Điônidôx cũng bị chống đối và không được thừa nhận là một vị thần nhân đức.

Đoàn xa giá của Điônidôx trên đường trở về Hy Lạp qua đất Thrax rồi tới xứ Bêôxi. Trước khi vào đô thành Orkhômen các vị thần tùy tùng của Điônidôx đã đến yết kiến nhà vua Miniax (Mynias) xin nhà vua,cho đoàn xa giá được vào thành. Các vị còn thân chinh đi mời các thiếu nữ, phụ nữ tham dự vào các lễ hội để chào mừng vị thần Rượu nho. Mọi người đều vui mừng hớn hở và ai nấy đều ra sức trang điểm cho thật đẹp và cho thật đúng với nghi lễ dự hội. Các thiếu nữ quấn trên đầu một vòng lá trường xuân hoặc lá nho. Họ cũng không quên làm những cây gậy tiếc-xơ và khoác trên người một tấm da dê, da báo cho giống với các vị thần tùy tùng của Điônidôx. Riêng những thiếu nữ, con của vua Miniax (Mynias) mà người xưa thường gọi chung bằng cái tên Miniađ(1) tỏ ra thờ ơ trước sự kiện lớn lao và tưng bừng của nhân dân đô thành.

[(1) Minyades gồm ba chị em: Aleithoé, Leucippe và Arippé]

Họ bảo nhau không tham dự hội lễ vì theo họ, Điônidôx không phải là một vị thần. Họ cứ ngồi ở nhà thản nhiên kéo sợi, dệt vải. Suốt từ sáng sớm cho đến chiều họ không hề tỏ ra quan tâm hay xúc động trước niềm vui lớn, tưng bừng, rộn rã của nhân dân. Hành vi khinh thị thánh thần của họ đã bị trừng phạt. Vừa đúng lúc mặt trời tắt nắng thì bỗng nhiên trong cung điện nhà vua vang lên tiếng đàn sáo thanh la, trống, chiêng, nhộn nhạo, ầm ỹ. Những buộc sợi, guồng sợi tự nhiên biết cử động và vươn dài ra thành những dây nho leo trùm, bao phủ lên khung cửi. Dây nho vươn dài ra đến đâu thì những chùm nho chín mọng, trông thật là ngon mắt cũng buông rủ xuống đến đó. Khắp cung điện sực nức một mùi thơm ngào ngạt. Khi bóng tối của đêm đen vừa đến thay cho ánh hoàng hôn mờ xám thì tự nhiên trong cung điện xuất hiện những ánh đuốc bập bùng. Từ đâu nhảy ra các loại dã thú: sư tử gầm rống lên chạy sộc vào các phòng trong lâu đài, báo thì nhảy phắt lên ngồi chầu hẫu trên bậu cửa, bàn ghế. Gấu đi nghênh ngang dòm ngó hết chỗ này, chỗ khác. Mỗi lúc một đông, mèo rừng, sói, cáo tràn cả vào cung điện. Chúng kêu gào, gầm rống, rú rít... làm cho cung điện chìm đắm trong một thứ âm thanh hỗn độn và ghê rợn. Những Miniađ chạy hết phòng này đến phòng khác tìm nơi ẩn náu nhưng phòng nào cũng có thú dữ. Và họ cứ thế nháo nhác chạy xô vào phòng này rồi lại đảo ra phòng khác, sợ hãi, hoảng hốt mệt nhọc cuối cùng đến kiệt sức. Thân hình họ co rúm lại và mọc lên một lớp lông đen sì. Đôi tay biến thành đôi cánh rộng dài và mỏng. Còn chân thì teo lại và biến thành đôi chân có móng. Thần Điônldôx đã biến những thiếu nữ Miniađ thành những con dơi, những con vật rất sợ ánh sáng mặt trời và chỉ quen sống ở nơi tối tăm ẩm ướt trong hang trong hốc. Thật đáng đời cho những kẻ chống đối lại một vị thần nhân đức!

Nhưng kẻ chống đối Điônidôx quyết liệt hơn cả là người anh gọi mẹ Điônidôx bằng dì ruột. Tên hắn ta là Păngtê (Penthée) vua thành Tebơ, nối nghiệp người ông ngoại là lão vương Cađmôx. Điônidox từ Ấn Độ trở về, qua đất Thrax vào thành Orkhômen rồi về quê mẹ là thành Tebơ. Với niềm vui bất tận của một vị thần đã sáng tạo ra rượu nho, một sản phẩm thần thánh làm cho con người tràn ngập trong sự kích động, hoan lạc, đoàn xa giá của Điônidôx tiến vào thành Tebơ. Các nữ thần Băccăng, Mênađ, các Xatia vừa đi vừa ca hát, vừa nhảy múa:

Thần thoại Hy LạpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ