Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam

Bắt đầu từ đầu
                                    

- Văn phòng TW Đảng

- Văn phòng Quốc hội

- Văn phòng Chủ tịch nước (đã ký)

- Văn phòng Chính phủ

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

- Tòa án Nhân dân tối cao

- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trần Văn Tá

- Cơ quan TW của các đoàn thể

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp)

- Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố

trực thuộc TW

- Các công ty kế toán, kiểm toán

- Các Trường ĐH KTQD, ĐH Kinh tế TP.HCM

- Các Tổng công ty 91

- Công báo

- Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA)

- Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính

- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính)

- Lưu: VT, Vụ CĐKT.

CHUẨN MỰC

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

(Ban hành và công bố theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC

ngày 01/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của Chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, nội dung và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán, kiểm toán viên hành nghề và người làm kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp và tổ chức nhằm đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn cao nhất về trình độ chuyên môn, về mức độ hoạt động và đáp ứng được sự quan tâm ngày càng cao của công chúng. Chuẩn mực này đặt ra bốn yêu cầu cơ bản sau:

a) Sự tín nhiệm: Nâng cao sự tín nhiệm của xã hội đối với hệ thống thông tin của kế toán và kiểm toán;

b) Tính chuyên nghiệp: Tạo lập sự công nhận của chủ doanh nghiệp, tổ chức, khách hàng và các bên liên quan về tính chuyên nghiệp của người làm kế toán và người làm kiểm toán, đặc biệt là người hành nghề kế toán và kiểm toán viên hành nghề;

c) Chất lượng dịch vụ: Đảm bảo chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán đạt được các chuẩn mực cao nhất;

d) Sự tin cậy: Tạo ra sự tin cậy của người sử dụng dịch vụ kế toán, kiểm toán về khả năng chi phối của chuẩn mực đạo đức đối với việc cung cấp các dịch vụ đó.

02. Nội dung của Chuẩn mực này quy định mục đích, các nguyên tắc đạo đức cơ bản; tiêu chuẩn đạo đức áp dụng chung cho tất cả những người làm kế toán và người làm kiểm toán; tiêu chuẩn đạo đức áp dụng riêng cho kiểm toán viên hành nghề, nhóm kiểm toán và công ty kiểm toán; tiêu chuẩn đạo đức áp dụng cho người có Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 10, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ