Bảng tiên lượng

10.3K 10 4
                                    

Bài giảng tiên lượng

Chương 1: KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG
I. MỘT SỐ ĐIỂM CHUNG
1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của tính tiên lượng công trình
1.1. Khái niệm về đo bóc tiên lượng
Đo bóc tiên lượng các công tác xây dựng theo quan điểm quốc tế được hiểu như sau : “Đo bóc tiên lượng là quá trình đo bóc kích thước từ bản vẽ và điền chúng vào các tờ ghi kích thước theo danh mục các công tác. Các số liệu này sau đó sẽ được xử lý để lập ra Bảng tiên lượng theo quy định”.
Đo bóc tiên lượng theo các quy định của Việt Nam được hiểu như sau: “Đo bóc tiên lượng công tác xây dựng là việc tính toán, xác định tiên lượng công tác xây dựng cụ thể của công trình trên cơ sở các bản vẽ thiết kế, các yêu cầu của dự án, các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng của Việt Nam và được diễn giải chi tiết trên bảng tiên lượng của công trình.
Theo một số tài liệu khác thì khái niệm đo bóc tiên lượng là đo, tính toán, bóc tách, xác định tiên lượng các công tác xây dựng của hạng mục công trình xây dựng trước khi chúng được thi công.
Tiên lượngtiên lượng từng công tác của công trình trước khi công trình được xây dựng.
Bảng tiên lượng là căn cứ chủ yếu để tính ra yêu cầu về kinh phí, vật tư, nhân lực cho công trình
Tiên lượng là công tác trọng tâm của dự toán, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều thời gian và dễ sai sót nhất trong công tác dự toán.
1.2. Ý nghĩa của việc đo bóc tiên lượng
Đo bóc tiên lượng - dự toán một cách chính xác là cơ sở cho việc thực hiện yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Việc tính đúng tính đủ tiên lượng tiên lượng ban đầu công tác xây dựng là mối quan tâm của những người làm công tác xây dựng nói chung và nhà thầu nói riêng. Là một yêu cầu không thể thiếu đối với một dự án đầu tư xây dựng và là một công việc trong trình tự đầu tư và xây dựng.
Tiên lượng xây dựng là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc xác định giá trị dự toán và làm căn cứ quyết định đầu tư, chọn phương án đối với chủ đầu tư và là căn cứ quyết định phương án dự thầu của nhà thầu.
1.3. Mục đích của việc đo bóc tiên lượng
Mục đích cơ bản của việc đo bóc tiên lượng là để xác định giá thành xây dựng. Ứng với các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng thì tiên lượng của công tác xây dựng cũng được xác định tương ứng dựa trên bản vẽ thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
Bản tiên lượng là căn cứ chủ yếu để tính ra yêu cầu về kinh phí, vật tư, nhân lực cho công trình.
Đo bóc tiên lượng là trọng tâm của công tác dự toán, nó là khâu khó khăn, phức tạp và tốn nhiều thời gian nhưng lại rất dễ sai sót.
2. Một số điểm cần chú ý khi xác định tiên lượng công tác xây dựng
2.1. Những sai sót thường gắp khi xác định tiên lượng công tác xây dựng
- Tính thiếu hoặc tính thừa tiên lượng tính từ thiết kế:
+ Tính trùng lặp tiên lượng xây dựng. Ví dụ: khi tính bê tông dầm xác định chiều cao dầm hết cả chiều dày sàn không trừ đi chiều cao sàn.
+ Bỏ sót (không tính) tiên lượng xây dựng hoặc có tiên lượng cho công tác sản xuất thi công kết cấu nhưng thiếu tiên lượng công tác lắp dựng.
- Phân tích công nghệ không phù hợp với công nghệ thi công xây dựng;
- Gộp chung tiên lượng các loại kết cấu trong cùng một công tác không theo yêu cầu kỹ thuật.
2.2. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai sót tiên lượng xây dựng
- Phương pháp đo bóc tiên lượng của những người tham gia tính khác nhau;
- Do chất lượng của hồ sơ thiết kế chưa tốt, thiếu chi tiết, không khớp nhau, thống kê không đầy đủ và thiếu rõ rang;
- Do chưa có một quy định về trình tự tính toán tiên lượng của kết cấu chi tiết;
- Do trình độ năng lực của người tham gia đo bóc tiên lượng.
2.3. Một số phương pháp đo bóc tiên lượng công tác xây dựng
Trước khi tiến hành đo bóc tiên lượng xây dựng công trình, người đo bóc phải tiến hành nghiên cứu bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công để kiểm tra và thu thập các thông tin cơ bản về công trình ví dụ như các thông tin về kiến trúc, kết cấu và các loại vật liệu thiết bị sử dụng trong công trình, nếu chưa rõ phải yêu cầu tư vấn thiết kế làm rõ.
Việc đo bóc tiên lượng xây dựng được tiến hành theo các phương pháp sau:
Phương pháp 1: Tính theo chủng loại là phương pháp căn cứ vào ký hiệu của các chi tiết, kết cấu trong bản vẽ để tính toán tiên lượng công tác xây lắp.
Trình tự thực hiện:
- Lập danh mục công tác xây dựng cần phải tính tiên lượng phù hợp với danh mục của đơn giá xây dựng cơ bản theo trình tự thi công xây dựng công trình;
- Căn cứ vào hình dáng kích thước và ký hiệu của các chi tiết kết cấu ghi trong bản vẽ thiết kế để chia chi tiết, kết cấu thành các hình cơ bản để tính tiên lượng;
- Tổng hợp tiên lượng cho từng loại công tác xây dựng phù hợp với đơn giá;
- Lập bảng tiên lượng - dự toán cho công trình xây dựng.
Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi trong việc tra đơn giá tính dự toán. Nhược điểm là tính toán phải lật tìm nhiều bản vẽ khác nhau dễ dẫn đến thiếu sót.
Phương pháp 2: Tính theo thứ tự bản vẽ theo thói quen của người đo bóc tiên lượng mà quy định trình tự đo bóc phù hợp thường theo trình tự sau:
- Tính phần kết cấu, phần kiến trúc rồi đến phần điện, nước,....
- Trong từng phần việc tiến hành lập danh mục công tác xây dựng phù hợp với đơn giá.
- Sắp xếp thứ tự các bản vẽ theo một trình tự nhất định.
- Căn cứ vào hình dáng kích thước của các chi tiết kết cấu trong từng bản vẽ người tính tiên lượng tự quy định chiều tính.
Có thể quy định chiều tính như sau.
- Từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
- Từ phải sang trái và từ dưới lên.
Theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
- Lập bảng tổng hợp tiên lượng cho từng công tác xây lắp.
- Lập bảng tiên lượng dự toán cho công trình xây dựng.
Phương pháp 3: Tính theo trình tự thi công theo cách phân chia trình tự thi công từ móng đến mái thì công trình xây dựng được chia thành các giai đoạn phù hợp.
Ví dụ: Trình tự thi công có thể như sau:
+ Phần ngầm
- Đào đất
- Thi công cọc
- Thi công đài móng
- Thi công giằng móng
+ Phần thi công phần thô
- Thi công phần thô tầng 1
- Thi công phần thô tầng 2
+ Phần thi công phần mái
- Các lớp mái
- Bể nước lái
- Tường mái
+ Phần hoàn thiện
- Trát tường, cột, dầm trần
- Lát nền, sàn
- ốp tường
- Công tác sơn, vôi
- Công tác cầu thanh
+ Phần xây dựng khác
- Lắp điện, nước
- Sân vườn
Chú ý: Trong khi đo bóc tiên lượng công trình xây dựng theo trình tự thi công trong phần thô có thể thực hiện các công việc tuần tự như bê tông, ván khuôn, cốt thép. Theo tuần tự này có thể tính công việc đó từ tầng 1 đến tầng n. Lần lượt tính toàn bộ cho từng công việc
2.4. Các nguyên tắc áp dụng khi đo bóc tiên lượng công tác xây dựng
- Tính đúng, tính đủ tiên lượng các công tác xây dựng phù hợp với từng giai đoạn thiết kế;
- Tiên lượng các công tác xây dựng được đo bóc phải có đơn vị đo phù hợp với đơn vị tính định mức đơn giá xây dựng cơ bản;
- Tiên lượng công tác xây dựng phải bóc tách theo đúng chủng loại, quy cách (kích thước), điều kiện kỹ thuật và biện pháp thi công;
- Tiên lượng công tác xây dựng được đo bóc phải thuận lợi trong việc áp giá khi xác định giá trị dự toán xây dựng hạng mục công trình (công trình xây dựng);
- Khi đo bóc tiên lượng công tác xây dựng cần vận dụng cách đặt thừa số chung cho các bộ phận giống nhau, hoặc dùng ký hiệu để sử dụng lại nhằm giảm nhẹ tiên lượng công tác tính toán.
3. Trình tự thực hiện đo bóc tiên lượng công tác xây lắp
3.1. Các bước thực hiện đo bóc tiên lượng công tác xây dựng
Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế: Việc nghiên cứu phải được tiến hành từ tổng thể đến bộ phận rồi đến chi tiết để hiểu rõ bộ phận cần tính. Mối liên hệ giữa các bộ phận với nhau từ đó xây dựng cách thức phân tích tiên lượng một cách hợp lý tránh nhầm lẫn và sai sót và phân tích những mâu thuẫn trong hồ sơ thiết kế.
Bước 2: Liệt kê các công việc cần tính: Để tránh khỏi bỏ sót tiên lượng ta nên tiến hành liệt kê các công việc phải tính trong mỗi bộ phận công trình.
Có thể dựa trên mẫu cơ sở sau đây:
A- Phần ngầm
- Công tác xử lý nền: sản xuất cọc, thi công cọc, đệm cát..
- Công tác đào đất: đào đất móng, bể nước ngầm, bể phốt...
- Công tác bê tông lót móng, bê tông móng, bể nước, bể phốt...
- Công tác bê tông cổ cột.
- Công tác xây tường móng, cổ móng.
- Công tác trát tường móng, cột móng.
- Công tác bê tông giằng móng.
- Công tác lấp đất hố móng, san nền..
- Công tác vận chuyển đất thừa đi nếu có.
B- Phần hè rãnh
- Công tác đất
- Công tác bê tông
- Công tác xây
- Công tác trát, láng
- Công tác gia công và lắp dựng tấm đan
- Công tác xây, trát, ốp .. bồn hoa
- Công tác vận chuyển đất thừa nếu có
C- Phần thân nhà
- Công tác bê tông tại chỗ
- Công tác lắp ghép kết cấu
- Công tác xây
- Công tác trát, ốp, lát
- Công tác cửa, vách ngăn
- Công tác sơn, quét vôi
- Công tác làm trần, dán ốp trang trí
D- Phần mái
+ Làm mái bằng
- Thi công các lớp mái
- Xây tường chắn mái
- Trát ốp, quét vôi
- Chống nóng ngoài
- Bể nước mái
- Tum thang
+ Làm mái dốc
- Kết cấu mái: vì kèo, xà gồ, cầu phong
- Lợp mái, xây bờ
- Sơn kết cấu mái..
E - Phần điện nước, chống sét
- Lắp đặt thiết bị vệ sinh (chậu rửa, vòi sen, lavabô…)
- Lắp đặt đường ống cấp thoát nước (ống, phụ kiện..)
- Lắp đặt thiết bị điện (kéo dải dây dẫn, hộp nối, áttômát, đèn, quat….)
- Lắp đặt hệ thống chống sét (kim thu sét, dây thu sét, dây dẫn sét, cọc tiếp địa..)
Bước 3: Phân tích tiên lượng là việc phân tích các loại công tác thành từng loại phù hợp để tính toán cần chú ý.
- Phân tích tiên lượng phải phù hợp với quy cách đã được phân biệt trong định mức đơn giá dự toán. Cùng một công việc nhưng quy cách lại khác nhau thì phải tách riêng.
- Tiên lượng phải gọn, tính đơn giản.
Bước 4: Tìm kích thước tính toán
Khi đã phân tích được tiên lượng của các phần việc đến từng chi tiết, ta cần xác định kích thước của các chi tiết. Các kích thước này được ghi vào trong bản vẽ vì vậy người tính phải hiểu rõ cấu tạo của bộ phận cần tính.
Bước 5: Tính toán và trình bày kết quả tính toán
Sau khi phân tích và xác định được kích thước của chi tiết cần tính toán ta tính toán và trình bày kết quả tính toán. Đối với công việc này đòi hỏi người tính phải tính toán đơn giản đảm bảo kết quả phải dễ kiểm tra.
- Phải triệt để việc sử dụng cách đặt thừa số chung cho các bộ phận giống nhau để giảm bớt tiên lượng tính toán
- Phải chú ý đến số liệu liên quan để có thể dùng số liệu đó cho các công việc tính toán tiếp theo.
- Khi tìm kích thước tính toán thì mỗi kích thước tìm được là một kết quả tính toán do vậy phải trình bày tại sao lại có kích thước đó vào một dòng của bảng tiên lượng
- Về quy cách cần ghi đầy đủ các thông tin của công việc, chính xác quy cách để không nhầm lẫn với công việc khác.
- Phần diễn giải phải diễn giải công việc tính toán đang được tính ở bản vẽ nào, vị trí trong bản vẽ đó ở đâu.. Có thể phải lập cả các công thức tính toán, diễn giải cách chứng minh ngoài ra nếu trong định mức dự toán và đơn giá không có công việc đó có thể ghi là tạm tính...
Sau khi đo bóc tiên lượng tập hợp vào các mẫu sau:
BẢNG PHÂN TÍCH TÍNH TOÁN
STT Ký hiệu
Bản vẽ Mã hiệu
Công tác Danh mục công tác đo bóc Đơn vị tính Số bộ phận giống nhau Kích thước Tiên lượng một bộ phận Tiên lượng toàn bộ Ghi chú
Dài Rộng Cao (sâu)
(A) (B) (C) (D) (E) (1) (2) (3) (4) (5)= 2*3*4 (6)=1*5 (F)





BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNHTOÁN
STT Mã hiệu
Công tác Tiên lượng công tác xây dựng Đơn vị tính Tiên lượng Ghi chú
(A) (B) (C) (D) (1) (E)


3.2. Một số điểm lưu ý khi đo bóc tiên lượng công tác xây dựng
- Đơn vị tính: Đơn vị tính tiên lượng công tác xây dựng phải phù hợp với đơn vị tính của định mức dự toán và đơn giá xây dựng cơ bản.
- Quy cách của mỗi loại công tác là bao gồm những nhân tố ảnh hưởng tới sự hao phí như vật liệu, nhân công, máy thi công do đó ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm xây dựng khi định giá.
II. CÁCH TÍNH TIÊN LƯỢNG MỘT SỐ CÔNG TÁC CHỦ YẾU
1. Công tác đất
a/ Đơn vị: 100 m3 đối với công tác đào bằng máy và m3 đối với công tác đào bằng thủ công.
b/ Quy cách:
Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Nhóm đất: có thể xem phần thuyết minh bản vẽ để biết được đất đào móng của công trình thuộc loại cấp đất nào. Khó hay dễ thi công.
- Kích thước: Đối với công tác đào móng tường, mương, rãnh thì:
+ Chiều rộng quy định hai cấp ≤ 3m và > 3m.
+ Chiều sâu quy định mỗi cấp bằng 1 m: ≤1 m. ≤2m,, ≤3m, >3m.
+ Móng hố độc lập phân theo bề rộng.
+ Đất cần phân biệt nhóm đất.
c/ Phương pháp tính:
Kích thước hố đào được xác định dựa trên kích thước mặt bằng và mặt cắt chi tiết móng.
Công thức tính tiên lượng đào ao: V = H/6*(a*b+d*c+(c+a)*(d+b))
Tính tiên lượng móng bằng có taluy cần chia cắt thành các hình đơn giản để tính.
Tính tiên lượng lấp móng:
Tính chính xác Vlấp = Vđào - Vcông trình bị chôn lấp
Tính gần đúng theo kinh nghiệm: Vlấp = 1/3 Vđào
d/ Tên công việc thường có:
- Đào móng cột, đào móng băng các loại.
- Đào nền đường.
- Lấp đất móng công trình.
- Đắp đất nền nhà.
- Đắp cát phủ đầu cừ.
2. Công tác đóng cọc
2.1. Nền móng
Nền móng là phần đất nằm dưới đế móng, chịu toàn bộ tải trọng của công trình đè xuống. Căn cứ vào cấu tạo của các lớp đất đá của từng khu vực địa chất người ta có những phương án xử lý khác nhau.
Có thể phân nền móng thành hai loại là nền móng tự nhiên và nền móng nhân tạo:
- Nền đất tự nhiên cho phép không phải gia cố nhưng vẫn đảm bảo sức chịu tải do công trình gây ra.
- Nếu nền đất tự nhiên không đảm bảo chịu tải do công trình gây ra thì người ta phải gia cố tức là được chuyển thành nền móng nhân tạo.
Có các hình thức gia cố nền móng:
- Gia cố nền móng bằng việc đổ thêm vào nền các lớp đá, cát vàng...
- Gia cố nền móng bằng các loại cọc: Cọc tre, gỗ, cọc bê tông cốt thép, cọc cát.
2.2. Đo bóc tiên lượng công tác sản xuất cọc BTCT
a/ Đơn vị tính: m3
b/ Quy cách:
- Kiểm tra bản vẽ thiết kế chi tiết cọc và bảng thống kê cốt thép cọc, kích thước hình học, kích thước bản mã đầu cọc, số đài cọc, các lớp lưới đầu cọc ..
- Mác bê tông đọc trong phần ghi chú bản vẽ chi tiết.
- Đá dùng làm cọc 1x2, 2x4 ..
c/ Phương pháp đo bóc
+ Tính tiên lượng bê tông bằng cách chia cọc theo các hình học thích hợp. Cọc chia làm hai loại C1 và C2.
- Cọc C1 gồm đoạn thân và mũi
Đoạn thân: B^2*L*S (chiều rộng^2*chiều dài*số lượng)
Đoạn mũi: 0,5*B^2*h*S
- Cọc C2: B^2*L2*S
+ Đo bóc công tác gia công và lắp dựng ván khuôn cọc bê tông đúc sẵn tính dựa trên diện tích bề mặt của bê tông cọc (chú ý đơn vị của ván khuôn khi tính là 100m2)
+ Đo bóc tiên lượng gia công và lắp dựng cốt thép cọc bê tông đúc sẵn căn cứ vào hình vẽ triển khai trên các mặt cắt chi tiết của cọc và lấy bảng thống kê cốt thép làm căn cứ kiểm tra. Cần phân thành thép có D ≤ 10mm, D ≤ 18mm và D> 18 mm.
2.3. Công tác đóng cọc bê tông cốt thép
a/ Đơn vị: 100 m
b/ Quy cách:
Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Sử dụng búa máy có trọng lượng đầu búa : <=1,8 tấn , >= 1,8tấn …
- Quy cách, kích thước: chiều dài cọc, tiết diện cọc .
- Cấp đất đá và điều kiện thi công: cấp đất 1, 2 và trên cạn, dưới nước.
- Biện pháp thi công: Đóng cọc, ép cọc…
c/ Phương pháp tính:
Tổng chiều dài cọc = độ sâu 1 lỗ cọc x toàn bộ số lỗ cọc
…. Vv
d/ Tên công việc thường có :
- Đóng cọc BTCT, tiết diện 20x20, trọng lượng đầu búa <=1,2T .
- Đóng cọc BTCT, tiết diện 30x30, trọng lượng đầu búa >=1,8T .
- Ép trước cọc BTCT, tiết diện 10x10 …
- Ép sau cọc BTCT, tiết diện 40 x 40 …
- … vv
2.4. Đóng cọc tre, gỗ...
a/ Đơn vị: 100 m
b/ Quy cách:
Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Đơn vị tính: 100 m .
- Loại vật liệu: cọc tre, cọc gỗ, cọc tràm, cừ gỗ …
- Nhóm đất: bùn, đất C2, C3.
- Kích thước vật liệu: cọc<=2,5m cọc >=2,5m.
- Biện pháp thi công: Thủ công hoặc bằng máy.
c/ Phương pháp tính :
Chiều dài = DT gia cố x chiều dài cọc x mật độ cọc.
d/ Tên công việc thường có :
- Đóng cọc tre.
- Đóng cọc tràm.
- … vv
3. Công tác thép
a/ Đơn vị: tấn
b/ Quy cách: cần phân biệt
- Loại thép
- Kích thước đối với thép hình
- Đường kính đối với thép tròn
- Loại cấu kiện và vị trí cấu kiện
- Phương pháp thi công
c/ Phương pháp tính
Tính như đã trình bày ở trước.
Chú ý
Đối với thép hình làm lan can, cầu thang cần có bảng tra tiết diện và trọng lượng của 1 md từ đó tính toán tiên lượng hoặc tính bằng: chiều dài cấu kiện * diện tích cấu kiện * số lượng cấu kiện * trọng lượng riêng (Trọng lượng riêng của thép : 7850kg/m3).
Tính tiên lượng 1m thép tròn theo công thức :
M = 0,6165 x .
Trong đó : M : Tiên lượng 1m thép tròn , đơn vị là Kg .
D : Đường kính cốt thép, đơn vị là cm .
Tại sao chiều dài 1 thanh thép là 11,7m
Khi xác định trong lượng một thanh thép thì xác định như thế nào
4. Công tác bê tông
a/ Đơn vị: m3
b/ Quy cách:
Trong công tác bê tông cần được phân biệt:
- Loại bê tông: bê tông gạch vỡ, bê tông lót móng, bê tông có cốt thép hay bê tông không có cốt thép;
- Số hiệu bê tông (bê tông gạch vỡ, mác vữa);
- Loại cấu kiện;
- Vị trí cấu kiện;
- Phương thức đổ.
c/ Phương pháp tính
Công tác bê tông được tính như đã trình bày ở trên với cột, dầm sàn, lanh tô, ô văng, cầu thang.
d/ Công tác bê tông nằm rải rác trong công trình. Cần tính toán cặn kẽ, tỷ mỷ đối với từng bộ phận tránh sai sót.
5. Công tác sản xuất, lắp dựng kết cấu sắt thép
a/ Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Đơn vị tính: 1 tấn .
- Chủng loại thép: thép hình, thép tấm, thép tròn…
- Loại công tác: Sản xuất vì kèo, lắp dựng vì kèo, sản xuất xà gồ, lắp dựng xà gồ, sản xuất giằng thép, lắp dựng giằng thép, sản xuất thép lan can cầu đường sắt ….
- Quy cách, kích thước cấu kiện : ván khuôn khẩu độ <=36m , <= 9m …
- Các kiểu liên kết: hàn, bu lông…
- Biện pháp gia công: cơ giới, thủ công…
b/ Phương pháp tính:
- Tính theo bảng thống kê thép của thiết kế.
- Hoặc tính trực tiếp từ thiết kế cấu kiện : Trước khi tính cần phân biệt các thông số cơ bản như:
+ Kích thước: dài x rộng x dầy (đối với thép hình, tấm).
+ Kích thước: dài x ĐK (đối với thép tròn)
 Tính chiều dài cấu kiệnà x diện tích cấu kiện x số lượng cấu kiện x trọng lượng riêng.
+ Kích thước: dài x rộng x dầy (đối với thép hình, tấm)
+ Kích thước: dài x DT (đối với thép tròn).
Ví dụ: Tính tiên lượng giằng mái, gồm 12 cấu kiện, dài 5,5 m, tôn dập, kích thước C200x 50x 15x 2,5.
Tính M = 5,5x ( 0,2+ 0,05x2+ 0,015x2) x 0,0025 x 12 x 7850
= 297,9 kg= 0,3 tấn .
(Trọng lượng riêng của thép : 7850kg/m3 ).
c/ Tên công việc thường có :
- Sản xuất kết cấu thép (vì kèo, xà gồ, giằng…).
- Lắp dựng kết cấu thép (vì kèo, xà gồ, giằng…).
- …vv .
6. Công tác ván khuôn
a/ Đơn vị tính: 100 m2
b/ Quy cách: cần chú ý phân loại:
- Ván khuôn bằng gỗ
- Ván khuôn bằng kim loại...
c/ Phương pháp tính: đã trình bày ở trước trong phần bê tông cột, dầm giằng, sàn, mái..
7. Công tác nề
7.1 Công tác xây
a/ Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Đơn vị tính: m3 .
- Loại công tác: xây móng, xây tường, xây các kết cấu phức tạp …
- Loại vật liệu: Đá, gạch ống, gạch thẻ, gạch chịu lửa…
- Kích thước vật liệu: gạch ống 8x8x19, 9x9x19…
- Chiều dầy khối xây: Chiều dầy <=10cm, <=30cm, >30cm…
- Chiều cao khối xây: <=4m, <=16m, <=50m, >50m…
- Mác vữa: M50, M75, M100…
b/ Phương pháp tính :
- Lấy chiều dài tường nhà x chiều cao = Diện tích toàn bộ .
- Trừ đi lỗ cửa và ô trống được diện tích mặt tường .
- Trừ đi các tiên lượng các kết cấu khác (giằng tường, lanh tô…) ta được tiên lượng xây cần tính.
c/ Tên công việc thường có :
- Xây tường dầy 100, h<=4m .
- Xây tường dầy 100, h<=16m .
- Xây tường dầy 200, h<=16m .
- Xây tam cấp, xây bó nền.
- …vv
7.2. Công tác trát
a/ Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Đơn vị tính: m2.
- Loại công tác: Trát vữa XM, trát đá rửa, trát Granito … .
- Loại cấu kiện: Trát tường, trát cấu kiện BT….
- Quy cách lớp trát: Lớp trát dầy 1cm, 1,5cm, 2cm,…
- Điều kiên thi công: Trát trong, trát ngoài…
- Mác vữa: M25, M50, M75…
b/ Phương pháp tính:
- Tính theo diện tích mặt cấu kiện, bộ phận được trát .
- Tính diện tích mặt toàn bộ, rồi trừ diện tích cửa, ô trống, diện tích ốp…
- Chú ý: Khi tính trát gờ chỉ, phào… tính theo md
c/ Tên công việc thường có :
- Trát tường gạch bên trong và bên ngoài …
- Trát dầm, giằng, thành sênô các loại …
- Trát lanh tô, ô văng …
- Trát Granito…
- Trát đá rửa…
- …vv
7.3. Công tác láng và quét chống thấm
a/ Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Đơn vị tính: m2 .
- Loại công tác: Láng nền, láng seno, bể nước…
- Loại cấu kiện: Láng nền có đánh mầu, không đánh mầu, láng cấu kiện bê tông...
- Quy cách lớp láng: Lớp láng dầy 2cm, 3cm,…
- Mác vữa: M25, M50, M75…
b/ Phương pháp tính:
- Tính tương tự như công tác trát
- Chú ý: Diện tích quét chống thấm căn cứ vào yêu cầu thiết kế... (có thể quét lên tường và sàn hoặc chỉ quét sàn…)
c/ Tên công việc thường có:
- Láng nền sàn không đánh mầu.
- Láng nền sàn có đánh mầu.
- Láng Granito.
- Quét chống thấm lên bề mặt kết cấu.
- …vv
7.4. Công tác ốp, lát
a/ Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Đơn vị tính: m2.
- Loại công tác ốp: Ốp tường, trụ, cột, ốp chân tường, ốp đá granit tự nhiên, ốp đá cẩm thạch…
- Loại công tác lát: Lát gạch sân, lát gạch nền đường…
- Loại vật liệu: ốp gạch, ốp đá, lát gạch xi măng, lát đất nung….
- Quy cách, kích thước vật liêu: Gạch 20x20, 300x300, 600x600…
- Mác vữa: M25, M50, M75...
b/ Phương pháp tính:
- Tính theo Diện tích được ốp, lát…
c/ Tên công việc thường có:
- Ốp gạch vào tường…
- Ốp gạch chân tường…
- Lát gạch các sàn tầng…
- Lát gạch khu vệ sinh
- …vv
8. Công tác làm trần
a/ Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Đơn vị tính: m2 .
- Loại vật liệu: trần cót ép, trần gỗ dán có tấm cách âm, làm trần bằng tấm thạch cao …
- Quy cách, kích thước tấm trần: Tấm trần 50x50cm…
b/ Phương pháp tính:
- Tính theo diện tích làm trần.
c/ Tên công việc thường có:
- Làm trần gỗ dán…
- Làm trần ván ép chia ô nhỏ…
- Làm trần thạch cao…
- … vv
9. Công tác lợp mái
a/ Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Đơn vị tính: m2 .
- Loại vật liệu: lợp mái ngói, lợp mái FibroXM, tôn tráng kẽm …
- Quy cách, kích thước vật liệu: ngói 22v/m2, ngói âm dương 80v/m2…
- Chiều cao thi công: <=4m, <=16m.
b/ Phương pháp tính:
- DT lợp mái tính theo góc nghiêng của mái.
- Chú ý: + xà gồ, cầu phong, vì kèo tính riêng với đơn vị m3.
- + lati, li to tính riêng theo đơn vị m2 mái .
c/ Tên công việc thường có:
- Lợp mái ngói 22v/m2…
- Lợp mái bằng Fibro xi măng
- … vv.
10. Công tác bả, sơn và quét vôi
a/ Cần xác định rõ những đặc điểm sau:
- Đơn vị tính: m2.
- Loại công việc: Bả vào tường, bả vào cấu kiện , sơn gỗ, sơn kính, sơn dầm, tường….
- Loại vật liệu : loại bột bả, loại sơn…
b/ Phương pháp tính:
- Diện tích bả matít tính theo diện tích trát vữa xi măng
- Diện tích sơn nước lấy theo diện tích bả matít …
- Diện tích sơn dầu tính diện tích theo bề mặt cấu kiện
- Sơn cửa tính theo diện tích m2 bề mặt cửa…
- Quét vôi tính bằng diện tích trát vữa XM…
c/ Tên công việc thường có:
- Bả matít vào tường…
- Bả matít vào cột, dầm, trần…
- Sơn nước vào tường đã bả…
- …vv
11. Công tác làm cửa
a/ Đơn vị tính: m2 cho cánh cửa và m cho khuôn cửa
b/ Quy cách: cần phân biệt:
- Loại cửa: cửa đi, cửa sổ, cửa đơn, cửa kép, có khuôn, không khuôn...
- Loại gỗ: gỗ lim, gỗ chũ chỉ...
- Điều kiện kỹ thuật: mộng, đố, cấu tạo cửa, huỳnh, pano...
c/ Phương pháp tính dựa vào kích thước mặt bằng và mặt cắt hay bảng thống kê cửa tính được tiên lượng cửa từng loại theo quy cách của chúng. Chi phí cho sản xuất cửa tính theo thông báo giá hàng tháng của địa phương nơi xây dựng công trình.
12. Phần lắp đặt hệ thống kỹ thuật
12.1. Công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình
Tiên lượng lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình như cấp điện, nước, thông gió, cấp nhiệt, điện nhẹ... được đo bóc, phân loại theo từng loại vật tư, phụ kiện của hệ thống kỹ thuật công trình theo thiết kế sơ đồ của hệ thống, có tính đến các điểm cong, gấp khúc theo chi tiết bộ phận kết cấu...
Công tác lắp đặt thiết bị công trình :
- Tiên lượng lắp đặt thiết bị công trình được đo bóc, phân loại theo loại thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị cần lắp đặt, biện pháp thi công và điều kiện thi công (chiều cao, độ sâu lắp đặt).
- Tiên lượng lắp đặt thiết bị công trình phải bao gồm tất cả các phụ kiện để hoàn thiện tại chỗ các thiết bị, tổ hợp, hệ thống thiết bị.
12.2 Lắp đặt thiết bị vệ sinh, cấp thoát nước
Trong công trình xây dựng, hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh được tổ hợp từ các linh kiện khác nhau
- Đối với thiết bị vệ sinh bao gồm : Chậu rửa, lavabô, vòi sen, gương soi... những thiết bị này phải căn cứ vào bản vẽ bố trí thiết bị sau đó tổng hợp và đưa vào bảng tiên lượng. Đơn vị là cái hoặc bộ....
- Đối với thiết bị cấp thoát nước gồm có : Bồn chứa nước, đường ống cấp nước-hệ thống ống dẫn, van, côn cút...Đối với đường ống thoát nước – tê kiểm tra, chếch, côn thu... Đơn vị là m hoặc cái
(Cần phân biệt ở đây là cấp nước thì ống dẫn nước thường là ống thép tráng kẽm hoặc ống nhựa mền chất lượng cao còn ống thoát nước thường là ống nhựa cứng PVC)
Cách đo bóc : người đo bóc căn cứ vào sơ đồ không gian cấp thoát nước, căn cứ vào chiều cao tầng và chiều dài tường đặt thiết bị vệ sinh...để xác định số lượng, chiều dài tương ứng..
Cần phân biệt biện pháp thi công trong việc nối đường ống có thể là nối bằng phương pháp mang sông hoặc bằng phương pháp hàn..
12.3 Lắp đặt thiết bị điện
Hệ thống điện trong công trình xây dựng bao gồm cáp, dây dẫn ; thiết bị đóng ngắt bảo vệ, thiết bị kết nối phân phối điện.. Việc đo bóc được xác định dựa trên sơ đồ phân pha và đi dây
Đối với dây cáp điện phải căn cứ vào vị trí nguồn điện bên ngoài công trình đến tủ điện tổng của công trình, hình thức đi nổi hoặc đi chìm để xác định chiều dài dây cáp (m). Đồng thời phải căn cứ vào chủng loại cáp thông thường cáp sẽ là 4 dây : VD 3x16 + 1x10
Đối với dây dẫn điện trong công trình phải căn cứ vào sơ đồ phân pha và đi dây, xác định chiều dài dây dẫn và chiều dài dây gen bảo vệ
Đối với thiết bị đóng ngắt bảo vệ bao gồm : áttômát 1 pha, 3 pha.. cầu dao, cầu trì...
Đối với thiết bị kết nối bao gồm ổ cắm đơn , ổ cắm đôi..Thiết bị chiếu sáng trong công trình - đèn đơn, đèn đôi, đèn huỳnh quan, đèn sợi đốt...
Tóm lại đối với dây cáp điện đo bóc tính theo đơn vị là (m) còn các thiết bị khác tính theo đơn vị là bộ hoặc cái..
12.4 Lắp đặt thiết bị chống sét
Thiết bị chống sét của công trình bao gồm : kim dẫn sét, dây thu sét, dây dẫn sét, cọc tiếp địa, dây nối tiếp địa...Đối với công việc này thì kim thu sét, cọc được xác định theo đơn vị là cái khi thi công. Còn lại được xác định hoàn toàn dựa trên trọng lượng của thép cấu tạo nên nó. Khi thi công ngoài việc gia công lắp dựng còn có công việc là sơn bảo vệ.
12.5. Đối với hệ thống điều hoà không khí, cầu thang máy : trong công trình xây dựng có thể được tính ra một hạng mục thiết bị riêng, trong trường hợp này cần rà soát kiểm tra tiên lượng tính toán của nhà thiết kế đã đúng, hợp lý chưa.
12.6 Một số lưu ý khác
Công việc đo bóc tiên lượng dự toán xây dựng công trình là một công việc rất tỷ mỷ và chi tiết, người làm công việc này cũng cần phải linh hoạt để làm sao cho tính hợp lý và nhanh chóng các công việc.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 08, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Bảng tiên lượngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ