Trên các Menu lệnh ta cần chú ý các vấn đề sau:

Ø      Lệnh Edit/Clear Session: để làm sạch màn hình, xoá các kết quả được xuất ra màn hình

Ø      Lệnh Edit/Select All: để lựa chọn toàn bộ văn bản có trên cửa sổ dung cho copy, xoá

Ø      Trên màn hình luôn có dấu nhắc: chờ ta nhập các câu lệnh vào

Ø      Nếu ta gõ: helpwin, helpdesk Matlab sẽ cho hiện ra cửa sổ trợ giúp hướng dẫn thực hiện câu lệnh

Ø      Nếu gõ  demo. máy cho hiện ra cửa sổ demo cho giới thiệu người dùng các ứng dụng của Matlab

Ø      Để xem  cách dùng các câu lệnh của Matlab ta gõ help  tên lệnh ¿

Ø      Để thoát khỏi môi trường Matlab ta vào File/Exit

2. Cách thức sử dụng phần mềm Matlab

a. Tính toán trực tiếp

Có hai cách thực hiện:

Ø      Gõ trực tiếp biểu thức hoặc các lệnh vào trong cửa sổ lệnh, kết quả sẽ hiện ra màn hình sau khi ấn Enter

Ø      Đưa các câu lệnh, biểu thức vào trong tệp văn bản script file (ghi dưới dạng mã ASCII) tệp này cần có phần mở rộng là .m (nên còn được gọi là m file). khi cần thực hiện việc tính toán ta chỉ cần gọi tệp này vào Matlab

b. Lập trình ứng dụng

Ø      Chương trình cần được ghi vào trong tệp m. file khi cần chạy chương trình ta gọi vào môi trường Matlab

Ø      Để kiểm nghiệm từng dòng lệnh có thể đưa thử trực tiếp trong cửa sổ của Matlab

Ø      Để biên tập các tệp chương trình ta có thể dùng một trình biên tập bất kỳ hoặc dùng trực tiếp chương trình Matlab-Editor của matlab với các tiện ích hỗ trợ cho lập trình

3. Các thức viết biểu thức, sử dụng biến, các phím chức năng

a. Tính toán biểu thức số:

Ø       Các biểu thức số có thể nhập trực tiếp vào cửa sổ lệnh của Matlab, sau khi ấn Enter kết quả của biểu thức sẽ hiện ra màn hình

Ø       Các phép tính: Cộng +, Trừ  -, Nhân *, Chia /, Luỹ thừa ^ và dấu ngoặc ưu tiên phép tính

Ø       Các dòng lệnh dài có thể được phân ra nhiều dòng (bằng cách ấn Enter), tuy nhiên cuối mỗi dòng (trừ dòng cuối cùng) ta phải thêm dấu ...

b. Sử dụng các hàm, hằng và biến

Ø       Các hàm: abs, sqrt, sin, cos, tan, cot, exp, log, log10, asin, acos, atan, acot

Ø       Các hằng số đã định nghĩa: eps, realmax, realmin, pi, inf

Ø       Khi viết biểu thức, kết quả tính toán sẽ được lưu trữ vào trong biến có tên mặc định là ans.

Thông thường để lưu kết quả tính ta thường dùng phép gán với cú pháp sau:

<tên biến>=<biểu thức>, hoặc <tên biến>=<biểu thức>;

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 09, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

chang_co_giNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ