Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của CNXH ở Việt Nam

46.6K 47 19
                                    

Câu 4. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của CNXH ở Việt

1) Những mục tiêu cơ bản

- Mục tiêu tổng quát: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

Hồ Chí Minh có nhiều cách đề cập đến mục tiêu của CNXH.

+ Có khi Người trả lời một cách trực tiếp: "Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động". Có khi người diễn giải mục tiêu tổng quát này thành những tiêu chí cụ thể: "CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xoá bỏ... Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là CNXH".

+ Có khi Người nói một cách gián tiếp thông qua "ham muốn tột bậc" và bản Di chúc của Người. Di chúc viết: "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của thế giới".

- Những mục tiêu cụ thể: + Mục tiêu chính trị: xây dựng chế độ do nhân dân lao động làm chủ, trong đó nhân dân là những người chủ chân chính. Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng cơ bản là dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.

Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng xác định: đã là người chủ phải biết làm chủ. Mọi công dân trong xã hội đều có nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ Quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đồng thời có nghĩa vụ học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt để xứng đáng vai trò làm chủ.

+ Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, bóc lột bị xoá bỏ dần, cải thiện đời sống. Người coi công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà. Chú trọng xây dựng nền kinh tế mới, cải tạo nền kinh tế cũ, nhưng xây dựng là trọng tâm.

Kết hợp các lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm. Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế.

+ Mục tiêu văn hoá - xã hội:

Chủ trương xây dựng nền văn hoá mới, trong đó phải biết kế thừa những giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu những tinh hoa của nhân loại để làm giàu nền văn hoá dân tộc, phải đưa văn hoá vào đời sống nhân dân.Văn hoá phải góp phần sửa sang chính thể. Văn hoá phải chống tham ô, lười biếng.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Người nói: Muốn có CNXH trước hết phải có con người XHCN. Đó là những con người có trí tuệ, đạo đức cách mạng, có tác phong, đạo đức làm chủ tập thể.

2) Các động lực của CNXH

- Động lực của chủ nghĩa xã hội theo nghĩa rộng được Hồ Chí Minh chỉ ra là Sử dụng đồng bộ các đòn bẩy về kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội để kích thích tính tích cực của người lao động. Ở phương diện này Người nhấn mạnh 2 nội dung Tính đồng bộ của các đòn bẩy và Trình độ năng lực của cán bộ quản lý nhà nước.

- Động lực của chủ nghĩa xã hội theo nghĩa hẹp được Hồ Chí Minh chỉ ra là vấn đề con người. Ở phương diện này Người khẳng định là Đại đoàn kết dân tộc và Con người mới XHCN.

- Động lực của chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh nêu rất cụ thể, nhưng cũng rất phong phú đa dạng, có thể khái quát như sau:

Thứ nhất, động lực chính trị tư tưởng, tinh thần.

Sức mạnh tiềm tàng của quần chúng chỉ được huy động vào sự nghiệp cách mạng khi quần chúng giác ngộ lý tưởng cách mạng, nhất trí với quan điểm của Đảng, tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hồ Chí Minh từng nói, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công "cần có ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cao, một lòng một dạ phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội" .

Sự giác ngộ này có được là kết quả của một quá trình tuyên truyền, giáo dục lâu dài, bền bỉ của toàn hệ thống chính trị.

Thứ hai, phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân tộc.

Sức mạnh ấy thể hiện ở lực lượng của các giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, các dân tộc, đồng bào yêu nước trong và ngoài nước không phân biệt đảng phái, tôn giáo, tín ngưỡng.

Thứ ba, thoả mãn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của người lao động

Hồ Chí Minh hiểu sâu sắc rằng, hành động của con người luôn luôn gắn với nhu cầu và lợi ích của họ. Vì vậy, Người chú ý kích thích động lực mới là lợi ích cá nhân chính đáng của người lao động; chủ trương thực hiện các cơ chế chính sách để kết hợp hài hoà lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, như thực hiện khoán, thưởng, phạt đúng đắn và nghiêm túc trong lao động sản xuất. Trong cách mạng, có những lĩnh vực đời hỏi con người phải chịu hy sinh, thiệt thòi, chỉ lợi ích kinh tế không thôi thì chưa giải quyết được, cần có động lực chính trị - tinh thần. Vì vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải phát huy quyền làm chủ và ý thức là chủ của người lao động.

Thực hiện công bằng xã hội (công bằng nhưng không cào bằng). Người căn dặn: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên.

Thứ tư, để tạo động lực cho CNXH, còn cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các nhân tố tinh thần khác như chính trị, đạo đức, văn hoá, pháp luật.

Thứ năm, ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học - kỹ thuật thế giới,...

Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.

- Để phát huy cao độ những động lực của CNXH, cần phải khắc phục những trở lực kìm hãm nó. Đó là:

+ Phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân (giặc nội xâm), vì nó là kẻ địch hung ác của CNXH, là "bệnh mẹ" đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác.

+ Phải thường xuyên đấu tranh chống tham ô, lãng phí và quan liêu, vì nó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, nó phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính.

+ Chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, vì nó làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng.

+ Chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu học tập,...

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 18, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của CNXH ở Việt NamNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ