Noi buon chien tranh-Binh luan

7.2K 2 2
                                    

Thụy Khuê

Nỗi Buồn Chiến Tranh

Nỗi Buồn Chiến Tranh hay Thân Phận Tình Yêu, hai tựa đề, một tác phẩm. Dường như tác giả đã lưỡng lự lâu lắm giữa Nỗi Buồn Chiến Tranh(1) và Thân Phận Tình Yêu. Sau cùng, tuy lựa Nỗi Buồn Chiến Tranh nhưng vẫn lưu lại Thân Phận Tình Yêunơi bìa sau. Một sự phân vân dễ hiểu và hợp lý, vì trong nỗi buồn chiến tranh nổi trôi thân phận tình yêu. Vả qua bao gian nan, khốc liệt, tình yêu vẫn sống, vẫn tiếp tục là nguồn sống trước chiến tranh, trong chiến tranh và ngoài chiến tranh. Trong khichiến tranh đã kết thúc, đã chết mà tàn tích - tức nỗi buồn - vẫn còn tiếp tục hủy diệt tâm hồn và thể xác con người.

*

Nỗi Buồn Chiến Tranh viết về cuộc đời một chiến binh với những hồi khứ đứt đoạn hay liên tục, là ánh hồi quang chiếu xuống những đoản đời. Là khúc thương ca, tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi thảm; quyến luyện thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai. Trong những tiểu thuyết viết về cuộc chiến 20 năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam hay phía Bắc, đây là tác phẩm xâu sa, đớn đau, tàn khốc, bi quan và cũng lạc quan hơn cả.

Truyện viết về đời Kiên, người bộ đội thuộc cánh quân trinh sát, trong mười năm chiến tranh và mười năm hòa bình. Kiên xuất thân từ một gia đình trí thức tiểu tư sản miền Bắc. Cha là họa sĩ, một họa sĩ phạm "tội đồ", bị chối bỏ, người ta phê phán tranh ông thể hiện những chân dung ma quỷ. Người họa sĩ đó, lạc loài giữa xã hội người, đành hội nhập vào xã hội không người, xã hội yêu ma "siêu thực" của những nhân vật bi thảm trong tranh, đắm chìm trong thế giới ảo giác và sau cùng, đã tiêu hủy toàn bộ sáng tác trước khi từ giã cõi đời, để được cùng những đứa con tinh thần của mình bước sang cõi khác.

Mẹ Kiên, một đảng viên, bỏ cha từ lúc Kiên còn nhỏ. Những kỷ niệm về mẹ rất mơ hồ, trừ vài lời mẹ dặn: "Bây giờ con đã là đội viên thiếu niên, nay mai là vào đoàn [...] nên cứng rắn dần lên con ạ." (trang 135)

Kiên biết rất ít về người chồng sau của mẹ, một nhà thơ tiền chiến về già. Ông có những quan niệm độc đáo về cuộc đời, người cha dượng ấy đã từng khuyên Kiên: "Nghĩa vụ của một con người trước trời đất là sống chứ không phải hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ [...], mong con hãy cảnh giác với tất cả những sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy." (trang 61)

Kiên là sự hòa hợp hoàn hảo giữa mẹ và cha: xung phong đi bộ đội ở tuổi mười bảy, khăng khăng chiến đấu, bỏ lại người yêu, cứng rắn theo nghĩa mẹ. Và Kiên đã xả thân làm người hùng, tiêu phí cuộc đời trong nghĩa vụ, trong tàn sát, trong chiến thắng, trong sống sót trở về; để rồi không bao giờ thoát khỏi nỗi cô đơn, lạc loài, yếu đuối, ra khỏi nỗi buồn của cha, nỗi buồn gia truyền, nỗi buồn truyền kiếp mà cha đã lưu lại cho anh như một báu vật, như một tài sản duy nhất trước khi ông mất.

Kiên hành động nhưng không mấy khi chủ động: trong tình yêu, chủ động là Phương. Trên chiến trường, chủ động là bạo lực. Kiên bị lôi vào dòng cuồng lưu của cuộc đời, Kiên đi chiến đấu như một người mụ mẫm trí óc được các "hào quang" dẫn đường, rồi cố gắng vượt qua những cửa tử, nhờ Phương chỉ lối. Kiên tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên lớn lên, ngoan ngoãn tuân theo chỉ thị, theo "tiếng gọi non sông", không đặt vấn đề, không có vấn đề, không đòi hỏi vấn đề.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 22, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Noi buon chien tranh-Binh luanNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ