13. Duong loi doi ngoai cua Dang tu 1986 den nay

11.9K 7 12
                                    

C©u 14 Phân tích đường lối đối ngoại của đảng từ ( 1986) cho tíi nay?

Bài làm.

14.1). Hoàn cảnh lịch sử.

- Thế giới từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX.

+ Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, đã có tác động mạnh mẽ sâu sắc đến mọi quốc gia trên thế giới.

+ Trật tự 2 cực ( Liên Xô - Mỹ) hình thành sau chiến tranh thế giới thứ II sụp đổ, thế giới ngày nay đang hình thành một trật tự mới đa cực, xu thế phát triển chung: hòa bình, hợp tác và phát triển.

+ Các nước chuyển từ đối đầu, chạy đua vũ trang sang đối thoại, hợp tác, chạy đua phát triển kinh tế coi đấy là tiêu chí khẳng định sức mạnh và vị thế quốc gia.

+ Trong khi các nước TBCN lợi dụng cuộc CMKHKT đã tiến hành cải cách để vượt qua cuộc khủng hoảng và ngày càng phát triển năng động trở nên giàu có, thì các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô lâm vào khung hoảng nghiêm trọng.

→ Cần thiết phải có sự thay đổ tư duy, điều chính chiến lược đối nội, đối ngoại cho phù hợp với tình hình thế giới. Đối với các nước nhỏ, lạc hậu, cần thiết phải thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác đa phương, đa dạng hóa quan hệ quốc tế với các nước phát triển, nhằm tranh thủ vốn, công nghệ - kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, mở rộng thị trường.

- Xu thế toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa.

+ Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để chỉ sự thay đổi trong xã hội và trong nên kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, v.v...trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của Thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta thấy các dòng chảy tư bản trên phạm vi toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, công nghệ - kỹ thuật, văn hóa - thông tin.

+ Tác động tích cực của toàn cầu hóa: thị trường mở rộng, kích thích sản xuất phát triển, mạng lại nguồn lợi về vốn, khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho các bên tham gia hợp tác; tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng mối trường hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

+ Tác động tiêu cực: Các nước phát triển năm quyền chi phối và thao túng trong quá trình hợp tác, tăng khoảng cách giàu nghèo, các nước yếu dễ bị đồng hóa và đánh mất bản sắc của mình.

→ Các quốc giai cần phải tận dụng thời cơ để hội nhập và phát triển đồng thời vượt qua những thách thức và hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa trong quá trình hội nhập và phát triển.

- Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đây là một khu vực năng động, có nhiều tiền lực kinh tế và phát triển ổn định.

+ Tuy nhiên đây cũng là khu vực khá nhạy cảm tiền ẩn nhiều biến động, bất ổn: Tranh chấp lãnh thổ trên biển, bạo loạn chính trị, một số quốc gia tăng cường tiền lực quốc phòng.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 15, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

13. Duong loi doi ngoai cua Dang tu 1986 den nayNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ