Chương X Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng xhcn

Bắt đầu từ đầu
                                    

các tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo - nghĩa là, tôn giáo thường có

giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức giáo hội.

Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ lâu và

vẫn tồn tại ở thời đại chúng ta. Trên thực tế, mê tín dị đoan thường xen vào

các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Việc xác định hiện tượng mê

tín dị đoan chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quả tiêu cực của nó. Mê tín dị

đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các lực lượng siêu nhiên

đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính,

phản văn hóa của một số người gọi chung là cuồng tín. Hiện tượng mê tín

dị đoan thường gắn chặt và lợi dụng các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng,

tôn giáo để hành nghề. Vì vậy, cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân thì chúng ta phải loại bỏ dần mê

tín dị đoan nhằm làm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội.

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử

tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là

một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự

nhiên và xã hội.

Theo C.Mác: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự

nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực

ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế

giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự

không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"1.

Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số giá trị văn hoá, phù hợp

với đạo đức, đạo lý của xã hội.

Về phương diện thế giới quan, thế giới quan duy vật mácxít và thế

giới quan tôn giáo là đối lập nhau. Tuy vậy, trong thực tiễn, những người

cộng sản có lập trường mácxít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc

trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân. Ngược

lại, chủ nghĩa Mác-Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ

nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân

dân.

1. Sđd, t.1, tr. 570.

135

Sự khác nhau giữa chủ nghĩa xã hội hiện thực và "thiên đường" mà

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 22, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chương X Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng xhcnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ