Thị trường chứng khoán

10.8K 35 37
                                    

Bài giảng Thị trường chứng khoán

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TTCK

1.1.1. Cơ sở hình thành TTCK

Lịch sử đã chứng minh rằng: sự ra đời, tồn tại và phát triển TTCK là sản phẩm tất yếu khách quan của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. Nhìn chung, sự ra đời của TTCK ở các quốc gia đều bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, mâu thuẫn trong quan hệ cung - cầu vốn tiền tệ.

Đây là nguyên nhân mang tính tiền đề cho sự xuất hiện TTCK.

Thực tế cho thấy, các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội, trước hết là Nhà nước và các doanh nghiệp, vì những lý do khác nhau mà thường có nhu cầu huy động vốn để bổ sung thiếu hụt ngân sách của mình. Cầu vốn là lượng vốn cần thiết để tiến hành quá trình đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh hay phục vụ cho một mục đích tiêu dùng nào đó của các chủ thể trong nền kinh tế.

Đồng thời trong nền kinh tế - xã hội, cũng luôn có cung vốn. Cung vốn là lựơng vốn hiện đang nhàn rỗi trong xã hội và có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau, hoặc cho tiêu dùng, hoặc cho các hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh.

Với mỗi quốc gia nguồn cung vốn bao gồm: nguồn cung trong nước và nguồn cung từ bên ngoài.

Nguồn cung trong nước: có thể chia thành nguồn cung từ tích luỹ và nguồn cân đối tạm thời.

Nguồn cung từ tích luỹ. Nguồn cung này bao gồm tiết kiệm của dân chúng, lợi nhuận của các doanh nghiệp, các quỹ chuyên dụng. Tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế của mỗi nước mà nguồn cung từ tích luỹ cao thấp khác nhau. Đây là nguồn cung có tính chất dài hạn và tương đối ổn định.

Nguồn cân đối tạm thời. Đây là nguồn cung vốn từ việc cân đối tạm thời các nguồn tiền hoặc quỹ chưa sử dụng đến của ngân sách hay của các doanh nghiệp,... Nguồn vốn này mang tính chất tạm thời vì vậy nó không ổn định. Tuy nhiên quy mô của nó cũng không phải nhỏ.

Nguồn vốn từ bên ngoài: Đây là nguồn vốn từ các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế hay các quốc gia khác chuyển đến, thường là từ các nước phát triển sang các nước chậm phát triển. Nguồn vốn này bao gồm: kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp (đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay, viện trợ,...). Nguồn cung vốn từ bên ngoài có quy mô lớn nhưng là nguồn cung không liên tục và cũng không ổn định vì nó phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khách quan bên ngoài hơn là các yếu tố chủ quan trong phạm vi quốc gia.

Tất cả các nguồn vốn dù ở bên trong hay ngoài một quốc gia, hợp lại thành nguồn cung về vốn, đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên đây chỉ là những nguồn vốn tiềm năng. Bởi vì, các nguồn cung vốn trên không phải luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người cần vốn tại bất cứ thời điểm nào, cho bất cứ đối tượng nào, với bất cứ quy mô nào.

Như vậy, cung - cầu vốn tiền tệ xuất hiện và tồn tại là một thực tế khách quan, cần được giải quyết hợp lý và hiệu quả để tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội tồn tại và phát triển. Trong xã hội hiện đại, việc giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ tương quan giữa cung và cầu vốn tiền tệ có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau: hoặc thông qua việc sử dụng các định chế tài chính trung gian (ngân hàng, công ty tài chính,...) hoặc thông qua việc việc sử dụng mô hình định chế tài chính trực tiếp - đó chính là TTCK. Đây là một trong những lý do mà thị trường này còn được gọi là thị trường vốn. Với cơ chế hoạt động của thị trường vốn, lực lượng cung và cầu vốn tiền tệ có thể gặp gỡ nhau trực tiếp để đáp ứng nhu cầu của nhau. Nhờ vậy, mâu thuẫn trước mắt tạm thời được giải quyết, để rồi lại xuất hiện những mâu thuẫn mới đòi hỏi tiếp tục giải quyết. Và đây chính là nguồn "năng lượng", là xung lực để duy trì và phát triển hoạt động của TTCK.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 26, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Thị trường chứng khoánNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ